
- Nxb: Thế giới - 2016
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 767tr
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về lịch sử văn hóa việt nam thời kỳ thiên nhiên kỷ đầu công nguyên của GS.TS Kiều Thu Hoạch.
Nội dung cuốn sách chia làm 4 phần:
Phần thứ nhất: nói về Bối cảnh địa - lịch sử, địa - chính trị của văn hóa Việt Nam thời kỳ thiên niên kỷ đầu Công nguyên.
Phần này gồm 6 chương với các vấn đề:
1/Nhà Tần - triều đại phong kiến Trung Hoa đầu tiên xâm lược đất nước Việt Nam.
2/ Nước Âu Lạc - đêm trước của thời kỳ bị nhà Hán thống trị
3/ Nước Việt dưới ách đô hộ hà khắc của nhà Hán
4/ Nước Việt trong cục diện hỗn loạn của các vương triều cát cứ thời Lục Triều
5/ Nước Việt dưới thời thống trị đầy biến động của các vương triều Tùy, Đường, Ngũ đại.
6/ Quan hệ Lâm Ấp với nước Việt trong thời kỳ phương Bắc đô hộ.
Phần thứ hai: Đề cập đến Văn hóa Tiền Đại Việt: gồm 3 chương
1/ Không gian xã hội Tiền Đại Việt
2/ Tổng quan văn hóa Bách Việt
3/ Những hình thái văn hóa tinh thần và vật chất tiêu biểu trong không gian văn hóa Việt thời Bắc thuộc
Phần thứ ba: Văn hóa Chămpa
Phần thứ tư: văn hóa Phù Nam
Xin trân trọng giới thiệu!
Thời gian phát hành hồ sơ: 10 giờ ngày 10/10/2019 đến trước 10 giờ ngày 11/10/2019.
Thời gian đóng thầu: 10 giờ ngày 14/10/2019.
Thời gian mở thầu: 10 giờ 30 ngày 14/10/2019.
Địa điểm phát hành, đóng thầu, mở thầu: Viện Khảo cổ học, 61 Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Viện Khảo cổ học mời tất cả các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm và có điều kiện tới tham gia chào hàng cạnh tranh gói thầu trên.
Chi tiết thông tin, xin quý vị xem trong file đính kèm!

Khai mạc Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2019

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Đánh giá về Hoạt động nghiên cứu khảo cổ học toàn quốc năm 2019, PGS.TS Bùi Văn Liêm, Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ cho rằng các nghiên cứu khoa học đã bổ sung những tư liệu rất mới/quý trong nghiên cứu diễn trình hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam, góp phần xứng đáng vào việc nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam. Những tư liệu từ các nhà khoa học là minh chứng khẳng định và bảo về vững chắc chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Sau phiên khai mạc, Hội nghị tiếp tục thảo luận chuyên sâu tại các tiểu ban: Khảo cổ học Tiền sử (phòng 3E), Khảo cổ học Lịch sử (phòng 3D), Khảo cổ học Champa – Óc Eo (phòng 3A), Khảo cổ học dưới nước (phòng 3A). Hội nghị diễn ra trong hai ngày 26-27/9/2019.

Thảo luận tại tiểu ban Khảo cổ học Tiền sử

Thảo luận tại tiểu ban Khảo cổ học Lịch sử

Hội ngộ, trao đổi bên lề Hội nghị
Ảnh: Nguyễn Hữu Thiết
Theo đó, phòng Tổ chức Hành chính, phòng Quản lý khoa học-Kế hoạch tài chính-Hợp tác quốc tế, Ban chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu, giám sát theo dõi hoạt động đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước.
Chi tiết vui lòng xem file đính kèm.
Tham dự buổi lễ có GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; PGS.TS. Phạm Minh Phúc, Phó trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ; cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Viện Khảo cổ học.
Thay mặt Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn đã trao Quyết định số 1256/QĐ-KHXH ngày 19 tháng 08 năm 2019 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bổ nhiệm TS. Nghiên cứu viên cao cấp, Hà Văn Cẩn, Trưởng phòng Nghiên cứu Khảo cổ học Lịch sử nghệ thuật, Việt Khảo cổ học, giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn trao quyết định và tặng hoa
TS. Hà Văn Cẩn tại Lễ Công bố |
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn tặng hoa tri ân TS. Bùi Văn Liêm tại
Lễ Công bố |
Đồng thời, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Viện Hàn lâm, PGS.TS. Phạm Minh Phúc đã công bố Quyết định số 1257/QĐ-KHXH ngày 19 tháng 08 năm 2019 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về việc Nghiên cứu viên cao cấp, PGS.TS. Bùi Văn Liêm thôi giữ chức Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học.
Phát biểu giao nhiệm vụ tại buổi Lễ, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn khẳng định vai trò, vị trí vô cùng quan trọng của Viện Khảo cổ học. Giáo sư Chủ tịch nhấn mạnh, các thế hệ đi trước của Viện Khảo cổ học đã làm nên tên tuổi, những thành tựu vĩ đại cho Viện nói riêng và đối với cả đất nước nói chung. Chính vì vậy, công tác cán bộ và đào tạo nhân sự tại Viện Khảo cổ học là vô cùng quan trọng. Nhân dịp này, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn chúc mừng PGS.TS. Bùi Văn Liêm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong vai trò Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học. Chủ tịch đánh giá cao những đóng góp to lớn của PGS.TS Bùi Văn Liêm với tư cách một nhà khoa học cũng như một nhà quản lý đối với sự phát triển và ổn định của Viện Khảo cổ học trong thời gian qua. GS. Chủ tịch mong muốn trong thời gian tới, PGS.TS. Bùi Văn Liêm sau khi thôi giữ chức Phó Viện trưởng sẽ tiếp tục dành nhiều thời gian hơn trong công tác chuyên môn cũng như công tác đào tạo đội ngũ.
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn phát biểu giao nhiệm vụ tại
Lễ Công bố |
Toàn cảnh Lễ Công bố
|
Phát biểu giao nhiệm vụ cho tân Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn ghi nhận TS. Hà Văn Cẩn đã có thời gian công tác dài tại Viện và đã nhận đươc tín nhiệm cao từ Ban Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm cũng như toàn thể cán bộ Viện Khảo cổ học. Giáo sư Chủ tịch nhấn mạnh, trong thời gian tới, Viện Khảo cổ học sẽ rất bận rộn với nhiều dự án trong vào ngoài nước, đặc biệt là khảo cổ học dưới nước, cần phải được đầu tư một cách bài bản, đặc biệt là về con người. Do đó, Giáo sư Chủ tịch đề nghị TS. Hà Văn Cẩn với cương vị mới sẽ tích cực, trách nhiệm giúp việc Viện trưởng, cùng tập thể Lãnh đạo và Chi ủy đưa Viện Khảo cổ học tiếp tục phát triển vững mạnh hơn nữa, xứng đáng là một cơ quan đi đầu về ngành khảo cổ học trong cả nước. Đồng thời, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn cũng đề nghị Chi ủy, Chi bộ, các tổ chức đoàn thể và toàn thể cán bộ trong Viện Khảo cổ học ủng hộ tối đa TS. Hà Văn Cần để đồng chí hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
PGS.TS. Bùi Văn Liêm phát biểu tại Lễ Công bố
|
TS. Hà Văn Cẩn phát biểu nhận nhiệm vụ tại Lễ Công bố
|
Phát biểu cảm ơn sự quan tâm của Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Viện Hàn lâm, PGS.TS. Bùi Văn Liêm cũng bày tỏ quyết tâm tiếp tục đồng hành cùng tập thể Viện Khảo cổ học hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn được giao để tiếp tục xây dựng thương hiệu Viện Khảo cổ học cũng như thương hiệu Viện Hàn lâm. Đồng chí mong muốn các lãnh đạo cũng như toàn thể các cán bộ công nhân viên của Viện Khảo cổ học luôn đoàn kết, nỗ lực với tinh thần vượt khó để xây dựng Viện phát triển ngày càng vững mạnh.
Phát biểu nhận nhiệm vụ tại buổi lễ, TS. Hà Văn Cẩn trân trọng cảm ơn sự tín nhiệm của Thường vụ Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm, các ban chức năng cùng sự giúp đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện nhiệt tình từ tập thể, lãnh đạo và các đồng nghiệp. Đồng chí xin hứa sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nguyện cống hiến hết sức mình, kế thừa và phát huy tốt truyền thống cùng tập thể Viện Khảo cổ học tiếp tục khẳng định và phát triển vị thế của Viện lên tầm cao mới.
Trong niềm vui chung, TS. Nguyễn Gia Đối, Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học bày tỏ ghi nhận những đóng góp công sức lớn của PGS.TS. Bùi Văn Liêm. Quyền Viện trưởng khẳng định, đồng chí Bùi Văn Liêm là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo; qua đó bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Viện Khảo cổ vẫn tiếp tục nhận được hỗ trợ từ đồng chí. Phát biểu chúc mừng TS. Hà Văn Cẩn, TS. Nguyễn Gia Đối đã dành nhiều lời chúc mừng tân Phó Viện trưởng; đồng thời mong muốn đồng chí quán triệt cũng như nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ được giao.
Nhân dịp này, TS. Hà Văn Cẩn đã nhận được những lời chúc mừng và những bó hoa tươi thắm từ Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Ban Tổ chức - Cán bộ, tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động Viện Khảo cổ học.
Hồng Nhung (vass.gov.vn)
Theo đó, phòng Tổ chức Hành chính, phòng Quản lý khoa học-Kế hoạch tài chính-Hợp tác quốc tế, Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu, giám sát theo dõi hoạt động đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước.
Chi tiết vui lòng xem file đính kèm.
1. Chủ tịch Hội đồng: TS Nguyễn Gia Đối
2. Phó chủ tịch Hội đồng: PGS.TS Bùi Văn Liêm
3. Ủy viên Hội đồng:
- PGS.TS Tống Trung Tín
- PGS.TS Nguyễn Giang Hải
- PGS.TS Trình Năng Chung
- TS Lê Đình Phụng
- PGS.TS Nguyễn Quang Miên
- TS Nguyễn Tiến Đông
- TS Hà Văn Cẩn
- TS Nguyễn Thị Mai Hương
4. Thư ký Hội đồng: TS Trịnh Hoàng Hiệp
(Chi tiết xem file Công văn đính kèm)

- Nxb: Tri Thức - 2007
- Khổ sách: 11 x 20cm
- Số trang: 344 tr
Nội dung cuốn sách:
Trong kho tàng di sản kiến trúc của dân tộc, nghệ thuật kiến trúc Chămpa có vị trí đặc biệt quan trọng. Gần 900 năm từ cuối thế kỷ thứ VII đến nửa đầu thế kỷ XVII, bằng sự lao động không mệt mỏi và tài năng sáng tạo tuyệt vời, người Chăm đã xây dựng nên một nền kiến trúc điêu khắc độc đáo với hàng trăm đền tháp, trải dài suốt từ miền Trung đến phía Nam của Tổ quốc.
Trải bao thăng trầm của lịch sử và thiên tai khắc nghiệt, ngày nay số lượng đền - tháp Chăm pa còn lại không nhiều, lại trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, nhưng đó là những di sản kiến trúc vô giá không chỉ của Quốc gia mà còn của nhân loại, là nhân chứng về một nền văn hóa Chămpa cổ rực rỡ, rất cần được giữ gìn, tôn tạo và bảo tồn.
Nội dung cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu lịch sử, kiến trúc Chăm pa, đánh giá hiện trạng của các di tích kiến trúc, mà nhóm tác giả đã dành nhiều công sức nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng từ việc xử lý nền móng, kỹ thuật kiến trúc, kỹ thuật điêu khắc, lực liên kết, khả năng chịu lực của khối xây tháp ...
Xin trân trọng giới thiệu!

- Nxb: Hải Phòng - 2013
- Khổ sách: 18 x 20cm
- Số trang: 140tr
Dưới thời Nguyễn, sau khi thống nhất đất nước, các vua nhà Nguyễn đã tiến hành nhiều chính sách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội để xây dựng nên một vương triều độc lập, tự chủ. Trước giai đoạn thuộc Pháp, bốn triều vua Nguyễn: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đã lần lượt thay nhau trị vì vương quốc. Song, nước Đại Nam dưới triều Minh Mệnh có lẽ là giai đoạn phát triển ổn định hơn cả, một giai đoạn từ đây những chính sách được khởi nguồn, hình thành và được kế thừa ở giai đoạn sau.
Cuốn sách tập trung giới thiệu về sưu tập tiền Minh Mệnh được lưu giữ trong Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn giới thiệu về chính sách tiền tệ dưới triều Minh Mệnh, đây là tiền đề cho việc hình thành, ra đời các loại hình tiền tệ khá đặc biệt trong lịch sử tiền tệ phong kiến Việt Nam
Xin trân trọng giới thiệu!!