Giới thiệu Viện Khảo cổ học Việt Nam

Viện khảo cổ học (tên tiếng Anh: Institute of  Archaeology) có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khảo cổ học Việt Nam, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về khảo cổ học. Tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Việt Nam.

I. Vị trí và chức năng.

Viện Khảo cổ học (tên tiếng Anh: Institute of Archaeology) có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khảo cổ học Việt Nam, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam; Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về Khảo cổ học; Tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể Việt Nam.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn.           

  1. Trình Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển Viện Khảo cổ học gắn với việc nghiên cứu khảo cổ học và tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt.
  2. Nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn cơ bản về khảo cổ học Việt Nam và khảo cổ học thế giới; những vấn đề cơ bản và cấp bách về lịch sử dân tộc, lịch sử văn hóa và văn minh Việt Nam nhằm phát huy truyền thống dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
  3. Kết hợp nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực khảo cổ học, tham gia đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật; phát triển nguồn nhân lực có trình độ theo yêu cầu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
  4. Theo chức năng, tổ chức thẩm định và tham gia thẩm định về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các Bộ, ngành, địa phương theo sự phân công của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
  5. Phối hợp với các Viện trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu khoa học của Bộ, ngành, địa phương tổ chức khảo sát, thăm dò, khai quật, sưu tầm, nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị các di tích khảo cổ học Việt Nam.
  6. Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo quy định pháp luật hiện hành.
  7. Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy định; quản lý tư liệu, thư viện; xuất bản các ấn phẩm khoa học; phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học và truyền bá kiến thức khoa học.
  8. Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị; tài sản và kinh phí của Viện Khảo cổ học theo quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp quản lý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
  9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

III. Cơ cấu tổ chức.

a. Các phòng (Trung tâm) nghiên cứu khoa học.

  1. Phòng Khảo cổ học Tiền sử;
  2. Phòng Khảo cổ học Sơ sử và Nhà nước sớm;
  3. Phòng Khảo cổ học Lịch sử;
  4. Phòng Nghiên cứu Con người và môi trường cổ;
  5. Phòng Thí nghiệm Khảo cổ học;
  6. Trung tâm Khảo cổ học Dưới nước;

b. Các phòng chức năng, chuyên môn nghiệp vụ 

  1. Phòng Hành chính - Tổng hợp;
  2. Phòng Quản lý khoa học và Tư liệu - Thư viện;
  3. Phòng Kỹ thuật Khảo cổ học;

IV. Tạp chí Khảo cổ học.

Tạp chí Khảo cổ học là cơ quan ngôn luận của Viện Khảo cổ học; là diễn đàn khoa học của ngành và của bạn đọc quan tâm đến khảo cổ học. Tạp chí Khảo cổ học được tổ chức và hoạt động theo Giấy phép hoạt động báo chí, Luật Báo chí, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực báo chí xuất bản và Quy chế về tổ chức và hoạt động của các tạp chí thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

V. Hội đồng khoa học.

Viện Khảo cổ học có Hội đồng khoa học làm chức năng tư vấn khoa học cho Viện trưởng. Các thành viên Hội đồng khoa học của Viện Khảo cổ học do Viện trưởng quyết định và bổ nhiệm sau khi được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Hội đồng khoa học của Viện Khảo cổ học hoạt động theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học các đơn vị thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Chủ tịch Viện ban hành.

VI. Lãnh đạo Viện Khảo cổ học.

Viện Khảo cổ học có Viện trưởng và không quá 02 Phó Viện trưởng. Viện trưởng, Phó Viện trưởng do Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm công chức lãnh đạo, viên chức quản lý các cấp thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Viện trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Viện Khảo cổ học. Các Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về những nhiệm vụ được Viện trưởng phân công.
Viện trưởng Viện Khảo cổ học có trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện Khảo cổ học trình Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ban hành.

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8882256
Số người đang online: 35