
Ký kết Hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Viện Khảo cổ học và EFEO

Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và EFEO tại buổi ký kết hợp tác
Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) là đơn vị nghiên cứu khoa học có bề dày lịch sử thuộc Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu của Pháp. EFEO có nhiệm vụ tìm hiểu các nền văn minh cổ ở Châu Á và đã hợp tác cùng nhiều tổ chức nghiên cứu ở nhiều quốc gia về các lĩnh vực Sử học, khảo cổ học, ngôn ngữ, văn hóa, nhân học... Từ 2005 đến nay Viện Khảo cổ học và EFEO đã phối hợp thực hiện một số dự án nghiên cứu khảo cổ học ở các tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
Hai bên đánh giá nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam và Sri Lanka có nhiều tư liệu để chỉ rõ quá trình biến đổi khí hậu và thích ứng của con người từ Tiền sử cho đến ngày nay, thương mại hàng hải Ấn Độ Dương - Đông Nam Á, ảnh hưởng của Phật giáo... Kết thúc buổi làm việc, hai bên thống nhất cùng nhau thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu khảo cổ học giữa các nhà khảo cổ học hai nước và sớm ký kết văn bản hợp tác chính thức.

Đại sứ Hasanthi Urugodawatte Dissanayake giới thiệu về khảo cổ học tại Sri Lanka

TS Nguyễn Gia Đối giới thiệu về khảo cổ học tại Việt Nam và tặng sách, tạp chí

- Nxb: Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh
- Khổ sách: 23 x 25cm
- Số trang: 250 trang
Từ các nguồn thông tin tư liệu nước ngoài của nhà ngiên cứu Philippe Trương (một chuyên gia giám định cổ vật quốc tế, đồng thời là tác giả của nhiều bài viết, ấn phẩm về đồ gốm sứ Việt Nam đã được công bố ở Việt Nam và nước ngoài), kết hợp với kết quả khảo sát nhóm hiện vật có nguồn gốc Châu Âu tại Bảo tàng cổ vật vật cung đình Huế sẽ mang đến cho độc giả những kiến thức tổng hợp không chỉ liên quan trực tiếp đến nhóm cổ vật mà còn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa cổ vật với phong tục tập quán, văn hóa, chính trị, ngoại giao qua từng giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn.
Xin trân trọng giới thiệu!!

- Nxb: Thuận Hóa - 2016
- Khổ sách: 15 x 21cm
- Số trang: 367 trang
Nội dung cuốn sách: Sau tập VII với nội dung: Văn hóa cung đình Huế qua góc nhìn cổ vật thì tập VIII này sẽ đi sâu giới hiệu bạn đọc những nghiên cứu về đồ gỗ cung đình Huế từ tư liệu đến hiện vật. Các chuyên mục: Những vấn đề chung, giới thiệu cổ vật và trao đổi nghiệp vụ - Thông tin tư liệu được trình bày trong cuốn sách này sẽ mang đến cho độc giả những kết quả nghiên cứu khá công phu về lịch sử, văn hóa triều Nguyễn của các nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm - phục chế cổ vật cùng những kinh nghiệm nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ở Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế.

- Khổ sách: 19 x 27cm
- Số trang: 229 trang
Nội dung cuốn sách:
Năm 2015, sách Bảo tàng cổ vật cung đình Huế - tập VII sẽ giới thiệu những vấn đề về văn hóa cung đình Huế qua góc nhìn cổ vật với các mục: Những vấn đề chung, cổ vật cung đình Huế và Trao đổi nghiệp vụ. Đây là tập hợp những kết quả nghiên cứu khá công phu và những ý kiến trao đổi từ góc độ chuyên môn của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm - phục chế cổ vật ở nhiều nơi trên cả nước cùng những kinh nghiệm nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ở Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế.
Phù điêu nữ thần Durga (Mỹ Sơn, Quảng Nam, thế kỉ 10-11) bằng đá sa thạch đang được trưng bày tại bảo tàng Chăm-Đà Nẵng
Con tàu dài 23m có tuổi đời hơn 2.400 năm được tìm thấy còn nguyên vẹn dưới đáy Biển Đen.
Các nhà khảo cổ học thuộc Dự án khảo cổ hàng hải Biển Đen (BSMAP) đã tìm thấy xác tàu được cho là cổ nhất còn nguyên vẹn dưới lòng Biển Đen, tờ The Guardian ngày 23/10 đưa tin.
Con tàu vẫn còn nguyên cột buồm, bánh lái và mái chèo. (ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN).
Xác tàu dài 23m nằm cách mặt nước khoảng 2km vẫn còn nguyên cột buồm, bánh lái và các tấm ván ngang để ngồi chèo. Giới chuyên gia cho rằng điều kiện thiếu oxy ở độ sâu đó đã giúp bảo quản con tàu còn nguyên vẹn.
Đây được cho là tàu buôn có từ thời Hy Lạp cổ đại cách đây hơn 2.400 năm, cùng loại với con tàu được vẽ trên chiếc bình sứ Siren Vase đang được trưng bày ở bảo tàng Anh.
Nhóm tìm kiếm cho biết sẽ để nguyên con tàu ở đó và chỉ lấy một mẩu nhỏ để xác định niên đại tại Đại học Southampton (Anh). Kết quả cho thấy đây là xác tàu cổ nhất còn nguyên vẹn mà loài người tìm thấy, theo BSMAP.
Giáo sư khảo cổ hàng hải Jon Adams thuộc BSMAP cho rằng một con tàu thời cổ đại được tìm thấy nguyên vẹn ở độ sâu đó là điều chưa từng được nghĩ đến. “Phát hiện này sẽ thay đổi quan niệm của chúng ta về nghề đóng tàu và hàng hải thời cổ đại”, ông Adams nói. Dữ liệu về khám phá mới của BSMAP sẽ được công bố tại hội nghị ở London trong tuần này.
(Theo Thanh niên)
Theo đó Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng QLKH-KHTC&HTQT, Ban chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước. Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm.
Nội dung cuốn sách tập hợp 305 bài viết của các tác giả khác nhau ở các cơ quan khác nhau như các bảo tàng, sở Văn hóa, Viện nghiên cứu, trung tâm bảo tồn di tích .v.v. , các cá nhân trong cả nước về những tổng kết, đánh giá và thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học trong năm 2017.
Xin trân trọng giới thiệu đến đông đảo các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm.
Xin trân trọng giới thiệu!
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

- Nxb: Hồng Đức - 2018
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 303 trang
Nội dung cuốn sách: Cuốn sách viết về cuộc đời, con người, sự nghiệp của danh nhân lịch sử văn hóa Trần Đình Bá. Ông sinh năm Đinh Mão (tức 1867) dưới thời vua Tự Đức, có hiệu là Phước Trang, tự Tân Phủ. Ông là người ấp Phước Tự, thôn Hiền Lương, tổng Hiền Lương, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên (nay là thôn Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ông nội của Trần Đình Bá là cụ Trần Văn Đắc làm võ quan, trật Tòng Thất phẩm, chức Tinh binh Đội trưởng thuộc Bộ Công dưới triều Tự Đức. Năm 1897 (Đinh Dậu) dưới thời vua Thành Thái, Trần Đình Bá dự thi Hương, đỗ cử nhân. Năm sau, 1898 (Mậu Tuất) ông dự thi Hội và đỗ Phó Bảng. Ông mất năm 1933, hưởng thọ 67 tuổi.
Sách gồm 2 phần: 1/Trần Đình Bá - Quê hương, thân thế và sự nghiệp; 2/Những đánh giá khách quan và di sản vật thể còn lại, tập hợp những bài viết khác nhau của nhiều tác giả khác nhau
Xin trân trọng giới thiệu!