Báo cáo kết quả sơ bộ khai quật di tích Đông Sơn, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa năm 2016

Chiều ngày 13/6/2016, tại Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, UBND Tp Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học đã tổ chức Báo cáo kết quả sơ bộ kết quả khai quật di tích Đông Sơn, phường Hàm Rồng, Tp Thanh Hóa năm 2016.
Tham dự buổi báo cáo của các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh hóa, các đ/c Chủ tịch, Phó chủ tịch thành phố Thanh Hóa, Trưởng ban Tuyên giáo, Trưởng ban Quy hoạch xây dựng và đại diện của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa. PGS.TS. Nguyễn Giang Hải, Viện trưởng Viện Khảo cổ học tham gia đồng chủ trì buổi báo cáo.

dongsonh.jpg

Toàn cảnh hố khai quật thám sát 2 (H2)

Thực hiện tinh thần Quyết định số 1428/QĐ – BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ký ngày 14/4/2016 cho phép Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại di tích Đông Sơn thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Sau gần 2 tháng tiến hành khảo sát, thám sát và khai quật, Viện Khảo cổ học và Sở VHTT&DL Thanh Hóa đã mở 06 hố thám sát, mỗi hố rộng 20m2 và từ những phát hiện về di tích mộ táng ở hố thám sát số 2 đã được mở rộng thành hố khai quật 100m2 đã phát lộ tầng văn hóa khảo cổ dày 0,8m với mức trên là lớp mộ táng muộn thuộc giai đoạn sau văn hóa Đông Sơn với 04 mộ đất, 01 dấu vết mộ gạch cùng với nhiều đồ sành, sứ, gốm và đất nung, mức văn hóa bên dưới là lớp cư trú của cư dân văn hóa Đông Sơn. Cả hai lớp văn hóa này đều nằm sâu dưới lớp bùn sông dày 0,6m.

PGS.TS. Nguyễn Giang Hải phát biểu ý kiến nêu bật giá trị của những phát hiện qua cuộc khai quật di tích văn hóa Đông Sơn lần này, đã khẳng định chắc chắn về sự tồn tại ổn định của di tích Đông Sơn ở khu vực phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nơi mà lâu nay có nhiều ý kiến cho rằng di tích đã bị tàn phá và không còn khả năng tiếp tục khai quật và nghiên cứu.

Các đại biểu đã góp nhiều ý kiến về nội dung làm thế nào để phát huy những giá trị của văn hóa Đông Sơn sao cho đảm bảo vừa giữ gìn bản sắc dân tộc vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn mới.

Đ/c Nguyễn Xuân Phi, Bí thư Thành ủy Thành phố Thanh Hóa đã thay mặt Thành phố đánh giá cao giá trị của cuộc khai quật thu được. Qua đây, đ/c cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Viện Khảo cổ học đã tập trung triển khai có hiệu quả công tác khai quật và nghiên cứu di tích Đông Sơn ở Thanh Hóa.

Đ/c Đào Trọng Quy, Chủ tịch thành phố đề nghị Viện Khảo cổ học tiếp tục triển khai các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, hướng tới xây dựng  và hoàn thiện hồ sơ di tích văn hóa Đông Sơn để báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép xây dựng hồ sơ nâng hạng di tích văn hóa Đông Sơn  từ di tích cấp Quốc gia lên Di tích cấp Quốc gia đặc biệt.

                                                                                                                      Hải Đăng - Thu Hiền

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8570243
Số người đang online: 43