Di tích 317 tuổi chờ... sập!
Di tích 317 tuổi chờ... sập!
Thứ sáu, 12 Tháng 6 2015 05:49
Trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng và đời sống tâm linh của người Việt, đình làng chiếm vị trí rất quan trọng, nhưng hiện nay việc bảo quản, trùng tu các di tích này gặp rất nhiều khó khăn. Đình Thông Tây Hội là một ví dụ cho tình trạng đó khi đang xuống cấp trầm trọng.
Trên nóc chính điện có tượng “lưỡng long tranh châu” bằng gốm men xanh rất đẹp. Ở khu vực chính giữa là bàn thờ bằng gỗ được chạm lộng, chạm nổi hình “lưỡng long triều nhật” sống động. Đặc sắc nhất là trang thờ thần với đề tài “lưỡng long triều nguyệt” được chạm khắc tinh xảo và kỳ công nhất. Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đình Thông Tây Hội vẫn lưu giữ gần 40 hiện vật quý: bao lam, hoành phi, câu đối trang thờ… với những đường nét, màu sắc sơn son thếp vàng gần như nguyên bản.
Xuống cấp thảm hại
Hiện nay, đình Thông Tây Hội đang xuống cấp nghiêm trọng. Khu vực hội sở thờ tiên sư, nhà tiền hiền, hậu hiền, nhiều cột, vách gỗ bị mối mọt đục ruỗng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Một số mái ngói bị bể, trời mưa dột tứ bề. Chưa kể mặt đường bên ngoài được nâng quá cao nên phần nền khu nhà hội sở lọt thỏm bên dưới rất dễ bị ngập nước. Toàn bộ các hiện vật thờ cúng nằm trong khu vực này đều phải di dời để tránh hư hỏng và bị mất cắp.
Đình Thông Tây Hội đang xuống cấp nghiêm trọng -Ảnh: Diệp Đức Minh
“Trước đây, vào thời buổi kinh tế khó khăn có mấy chục hộ dân vào chiếm đình này để ở, sinh hoạt quá nhếch nhác. Chúng tôi vào tiếp quản mà thấy… hoảng hồn. Ai đời gươm giáo đánh giặc của thần, chuông, dàn lư mà kẻ xấu cũng lấy. Vừa rồi mới sắm sửa lại hết cả mấy chục triệu. Ngay cả tiền công đức nằm trong hòm cũng bị trộm câu móc…”, ông Nguyễn Văn Tý chua xót. Ông Tý cho biết thêm: “Mỗi năm kinh phí nhà nước cấp tiền từ, nhang đèn, quét dọn, điện nước… khoảng 27 triệu chỉ như muối bỏ biển. Tất cả chúng tôi đều làm công quả. Mỗi khi tổ chức lễ lạt gì thì anh em Ban quản trị ứng tiền trước, rồi lấy tiền công đức trả lại. Khó khăn lắm”.
Năm 1998, đình Thông Tây Hội được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Từ ngày được xếp hạng, mọi việc duy tu, sửa chữa đều phải xin phép Sở VH-TT và Bộ VH-TT-DL. Hồ sơ làm tới làm lui nhiều năm vẫn chưa xong. Kinh phí đầu tư sửa chữa hàng tỉ đồng, trong khi Ban quản trị đình không có đồng nào. “Chúng tôi đang chuẩn bị huy động tiền từ dân nhưng xem ra rất khó. Nhìn ngôi đình quý giá đang lâm nguy vì… thiếu tiền mà thấy đau lòng lắm”, ông Tý bộc bạch.
Ông Trương Kim Quân, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích (Sở VH-TT TP.HCM) cho biết: “Hiện nay việc huy động xã hội hóa trong cộng đồng không phải dễ. Ưu thế của chùa là có nhiều phật tử xa gần đóng góp, còn đình thì người dân bản gốc đi làm ăn tứ tán khắp nơi rất khó vận động, mà càng cổ xưa, càng thiếu tiền thì di tích lại ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, nhìn những ngôi đình cổ hàng trăm tuổi ở Sài Gòn như Thông Tây Hội sắp sập mà đành chịu. Trăn trở lắm nhưng không biết tìm đâu ra kinh phí”.
Lễ giỗ thần độc đáo
Thuở Sài Gòn còn hoang sơ, Thông Tây Hội là một ngôi đình cổ của hai làng Hạnh Thông và Hạnh Thông Tây. Sử sách cũ ghi lại đình tọa lạc tại vùng đất Gò Vấp, tỉnh Gia Định và là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất tại TP.HCM. Đình thờ thần hoàng theo tục thờ thần của người Nam bộ.
Năm 1944, hai làng sáp nhập lại thành một cùng lo việc tâm linh này. Qua hai lần trùng tu quy mô vào năm 1896 và 1927, cấu trúc cảnh quan và vật liệu xây dựng điển hình của ngôi đình cổ ở Nam bộ thế kỷ 18 - 19 vẫn giữ được lại hầu như nguyên vẹn.
Hằng năm, lễ giỗ thần hoàng rất linh thiêng được tổ chức trang trọng vào ngày 14 và 15.8 âm lịch, với lễ vật chính rất đặc biệt là con heo đực và con bò đực. Các lễ giỗ thu hút nhiều du khách thập phương cùng người dân địa phương.
|
Nguồn: Lê Công Sơn - Thanh niên online
Tin mới hơn:
- 04/07/2015 14:58 - Kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ học Đà Nẵng năm 2015
- 03/07/2015 11:37 - Những phát hiện mới về Sa Huỳnh - Champa tại Đà Nẵng
- 27/06/2015 03:00 - Tập huấn khảo cổ học dưới nước Quốc tế tại Hội An
- 26/06/2015 02:53 - Khai quật hào thành di tích Thành Nhà Hồ
- 25/06/2015 02:59 - Phát hiện nhiều cổ vật nghìn năm tuổi ở Thành nhà Hồ
Tin cũ hơn:
- 09/06/2015 05:58 - Nhiều bí ẩn bỏ ngỏ quanh khu phế tích Champa Triền Tranh
- 02/06/2015 17:40 - Phát hiện nhiều gạch thời Đường ở Thành nhà Hồ
- 02/06/2015 17:34 - Những phát hiện mới tại Di sản Thế giới Thành nhà Hồ
- 01/06/2015 08:04 - Khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng)
- 29/05/2015 18:35 - Ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” tại Bảo tàng Hà Tĩnh
Thông báo
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy
- Nhà xb: Khoa học xã hội
- Năm xb: 2024
- Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2020
- Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh
- Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Số trang: 403tr
- Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
- Nhà xb: Khoa học xã hội
- Năm xb: 2019
- Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ
- Nhà xb: Hà Nội
- Năm xb: 2022
- Số trang: 492 tr
Tạp chí
Dày 100 trang, khổ 19x27cm
Dày 100 trang, khổ 19x27cm
Khảo cổ học số 5 - 2023
Khảo cổ học số 1- 2023
Khảo cổ học số 3/2023
Dày 100 trang, khổ 19x27cm
Khổ 19x27cm
Khổ 19x27cm
Tin tức khác
12 Th6 2024 09:59
17 Th8 2023 10:00
16 Th8 2023 07:55
05 Th6 2023 14:38
02 Th6 2023 08:34
29 Th12 2022 12:59
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8570056
Số người đang online: 27