Lịch sử và Văn hóa Việt Nam - Từ góc nhìn đổi mới

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ
- Nhà xb: Thông tin & Truyền thông
- Năm xb: 2018
- Số trang: 524tr
- Hình thức bìa: mềm
 
Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến ngày nay có thể được coi như một chuỗi kế tiếp những hệ hình kích cỡ khác nhau, trong mỗi hệ hình lại ẩn chứa những tiểu hệ hình. Những hệ hình lịch sử chính tương đương với những thời kỳ lịch sử lớn là nguyên thủy, cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Giới học giả vẫn còn đang tranh cãi về việc phân kỳ rạch ròi các thời kỳ đó. Cuốn sách xét đến 3 hệ hình chính với các thể chế chính trị tương ứng là hệ hình quân chủ quan liêu thời trung đại, hệ hình thuộc địa thực dân thời cận đại và hệ hình cộng hòa hậu thuộc địa thời hiện đại. Đó cũng là việc “hệ hình hóa” ba thực thể xã hội tương đương, bao gồm “Việt Nam truyền thống”, “Việt Nam thời thuộc Pháp” và “Việt Nam mới”. Những hệ hình lịch sử này, bên cạnh những nội dung khác biệt về bản chất, đã có một số đặc trưng chung tương đồng. Về cấu trúc, đó là các hệ hình lai ghép giữa yếu tố bản địa nội sinh với những yếu tố ngoại sinh. Trong quá trình vận hành, những hệ hình cũ và mới thường xen gối, chồng lấn lên nhau, tạo nên những thời đoạn đan xen giao thời quá độ. Tuy nhiên, ở những thời đoạn thịnh đạt, hệ hình đã hỗn dung tích hợp được một cách khá nhuần nhuyễn những yếu tố khác lạ, tương phản nhau, tạo thành một bản sắc riêng biệt của cộng đồng mang tính dân tộc.
Trong tác phẩm này, Léopold Cadière đã nghiên cứu văn hóa Việt Nam với các nội dung:
- Tập 1: Tôn giáo người Việt; đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật ở Việt Nam; Gia đình và tôn giáo người Việt; Tế Nam giao; Lăng mộ người Việt vùng phụ cận Huế; Lăng Gia Long; Tang lễ vua Gia Long; Về một vài sự kiện tôn giáo hoặc ma thuật ghi nhận được một mùa dịch tả ở Việt Nam.
- Tập 2: Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt vùng phụ cận Huế; Phép dưỡng nhi ma thuật ở Việt Nam; Tín ngưỡng và ngạn ngữ dân gian vùn thung lũng Nguồn Son, tỉnh Quảng Bình (Trung Việt); Phong tục dân gian tại thung lũng Nguồn Son; Thần Kinh.
- Tập 3: Triết lý dân gian người Việt: Vũ trụ quan; Triết lý dân gian người Việt: Nhân sinh quan; Nghệ thuật Huế; Người Việt: Dân tộc – Ngôn ngữ; Một vài quy luật tu duy nơi người Việt, xét từ ngôn ngữ của họ; Một vài chỉ dẫn thiết thực dành cho các vị thừa sai khi giảng đạo.
Xin trân trọng giới thiệu!

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8570084
Số người đang online: 35