Phát hiện 'công xưởng chế tạo mũi khoan' hơn 3.000 năm tại tỉnh Đắk Lắk

Ngày 11-5, Bảo tàng Đắk Lắk cho biết các nhà khoa học đã khai quật phát hiện một di chỉ khảo cổ lớn, có niên đại hơn 3.000 năm tại xã Ia J’lơi, là công xưởng chế tạo công cụ mũi khoan lớn nhất của người Việt cổ từ trước tới nay.

Phát hiện công xưởng chế tạo mũi khoan hơn 3.000 năm - Ảnh 1.

Các nhà khoa học giới thiệu về các hiện vật vừa thu thập được - Ảnh: VIỆT NHÃ

Đây là phát hiện mới và rất quan trọng của Khảo cổ học Việt Nam.

Đợt khai quật lần này là sự kết hợp giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Đắk Lắk, kéo dài từ ngày 28-3 đến 29-4 tại di chỉ khảo cổ học Thác Hai (xã Ia J’lơi, Ea Súp).

Từ kết quả ban đầu, các nhà khoa học nhận định đây là một di chỉ xưởng kết hợp cư trú và mộ táng với hàng nghìn tiêu bản mũi khoan và phác vật mũi khoan, các công cụ rìu, bôn.

Niên đại của di chỉ Thác Hai khoảng 3.000 năm. Ngoài ra, tầng văn hóa dày (2m) cho thấy giai đoạn cư trú khá dài, tính chất di chỉ khá ổn định.

Phát hiện công xưởng chế tạo mũi khoan hơn 3.000 năm - Ảnh 2.

Một số hiện vật, phác vật mũi khoan đã thu thập được - Ảnh: VIỆT NHÃ

Ngoài ra, từ những hiện vật thu thập được, các nhà khoa học cũng cho rằng cư dân cổ ở Thác Hai là những người thợ thủ công có trình độ cao, với các sản phẩm rất tinh xảo.

Cụ thể, qua nghiên cứu cấu trúc một ngôi mộ, các nhà khoa học đưa ra nhận định đây là người thợ trực tiếp chế tác công cụ như rìu, bôn, mũi khoan.

Trong ngôi mộ còn tìm thấy những đồ tùy táng như bình gốm, chày đập, hòn ghè, rìu tứ giác và mũi khoan được xếp gọn gàng dưới đáy mộ. Ngoài các ngôi mộ đã xuất lộ trong hố đào, trong phạm vi di chỉ còn nhiều ngôi mộ khác có liên quan trực tiếp tới công xưởng chế tác này...

Cũng theo các nhà khoa học, đây là lần đầu tiên một công xưởng chế tác mũi khoan với quy mô lớn, chuyên môn hóa cao, trình độ kỹ thuật tinh xảo được phát hiện tại VN nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

Các nhà khoa học hai bảo tàng cho biết sẽ hoàn thiện hồ sơ khoa học, bảo quản hiện vật, bảo tồn di chỉ...

Ở Việt Nam, loại di chỉ công xưởng chế tác mũi khoan không nhiều, chỉ mới xác định được ở các di chỉ như Bãi Tự (Bắc Ninh), Tràng Kênh (Hải Phòng), Đầu Rằm, Ba Vũng (Quảng Ninh).

Tuy nhiên, những mũi khoan ở các di chỉ này chỉ được ghè, tu chỉnh, mài thô..., hiện vật tương đối to và thô, chủ yếu dùng để sử dụng trong kỹ thuật khoan tách lõi.

Trong khi đó, mũi khoan Thác Hai rất nhiều hiện vật được mài trau chuốt, đánh bóng toàn thân đạt đến mức độ hoàn mỹ, được sử dụng trong kỹ thuật khoan xuyên tâm để chế tạo đồ trang sức (hạt chuỗi...).

Bảo Trâm (Bảo tàng Đắk Lắk)

Thư viện

Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 58 của ngành Khảo cổ học Việt Nam do Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa...
Tác giả: Đinh Khắc Thuân Nhà xuất bản: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Năm xuất bản: 2021 Kích thước: 24 cm Số trang: 703
Tác giả: Vũ Văn Quân Nhà xuất bản: Hà Nội Năm xuất bản: 2019 Kích thước: 16x24 cm Số trang: 888
Tác giả: Vũ Văn Quân Nhà xuất bản: Hà Nội Năm xuất bản: 2019 Kích thước: 16x24 cm Số trang: 888
Nhà xuất bản: Nxb Đại học Sư phạm Năm xuất bản: 2021 Số trang: 491          
Nhà xuất bản: Nxb Khoa học xã hội Năm xuất bản: 2020 Kích thước: 16x 24 cm Số trang: 395
Nhà xuất bản: Nxb Đại học sư phạm Năm xuất bản: 2020 Kích thước: 16x24 cm Số trang: 390tr
Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nhà xuất bản: Tỉnh ủy Hà Giang Năm xuất bản: 2020 Kích thước: 24cm
Tác giả: Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Quốc Tín Nhà xuất bản: Nxb Kim Đồng Năm xuất bản: 2021 Kích thước: 14,5x20,5 cm Số trang: ...

Tạp chí

Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Khổ 19x27cm, dày 100 trang
Khổ 19x27cm, dày 100 trang. 
Khổ 19x27cm, dày 100 trang bao gồm cả bìa.
Khổ 19x27cm, dày 100 trang bao gồm cả bìa
Khổ 19x27cm, dày 100 trang bao gồm cả bìa.
Khổ 19x27cm, dày 100 trang cả bìa.
Rồng và hoa sen: bộ sưu tập gốm Việt Nam tại bảo tàng Birmingham

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 6510885
Số người đang online: 8