Phát hiện hệ thống bếp đúc đồng dày đặc gần Cổ Loa

Phát hiện hệ thống bếp đúc đồng dày đặc ở Cổ Loa

 

 

Các nhà khảo cổ học Việt Nam vừa phát hiện hệ thống bếp lò đúc đồng với số lượng nhiều chưa từng thấy tại Đình Tràng (Đông Anh, Hà Nội).

Phát hiện hệ thống bếp đúc đồng dày đặc ở Cổ Loa

Bếp đúc đồng của người Việt cổ?

Đình Tràng (Đông Anh, Hà Nội) và Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) là hai di chỉ khảo cổ học thời kim khí quan trọng bậc nhất ở miền Bắc. Chính vì thế cả hai đều được khai quật nhiều lần.

Với Đình Tràng, đây đã là lần khai quật thứ 7 và trong lần khai quật này, các nhà khảo cổ đã gặp may mắn.

"Đây là cuộc khai quật Đình Tràng lần thứ 7 và may mắn là đã phát lộ một hệ thống bếp lò dày đặc như vậy. Lần thứ sáu khai quật tại đây là từ năm 2008”, TS Lại Văn Tới (Viện Khảo cổ học) cho biết.

Việc xác định những vật phát lộ là bếp lò dựa trên những mảnh xỉ đồng, than tro, mảnh gốm nồi đun được tìm thấy ở xung quanh.

Bên cạnh đó còn có chạc gốm nhiều loại. Sát chạc gốm là nhiều mảnh than tro, mảnh gốm nồi đun.

Trong lòng hố đang tiếp tục được đào, một số bếp nằm riêng lẻ, số còn lại tập trung thành hai dãy lớn, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khoảng cách đều nhau.

Cấu trúc của các bếp lò cũng giống nhau., từ thành lò, đến cửa đun và nền lò. Hướng Tây Bắc – Đông Nam của lò được các nhà khoa học phỏng đoán là để tận dụng hướng gió.

"Với số lượng bếp nhiều như vậy thì có lẽ đây không phải là bếp thường mà là bếp lò nung kim loại”, TS Tới nói.

Cùng quan điểm này, PGS. TS Hán Văn Khẩn (Khoa Lịch sử, Đại học KHXH&NV) nhận định, số lượng quá lớn bếp trong một diện tích nhỏ như vậy đặt ra vấn đề đây không phải là bếp gia đình. Nó có thể là bếp nấu đồng, nhiều bếp nấu với số lượng nhỏ để đủ lượng đồng đúc một vật lớn. Do đó, phải có nhiều người đúc cùng lúc.

"Việc phát hiện một số lượng xỉ đồng và một số mảng trống đồng càng khẳng định giả thuyết nơi đây từng là lò đúc đồng. Thậm chí, cách phân bổ bếp theo hệ thống sát nhau còn có thể giúp đưa ra giả thuyết hai nhóm bếp trên nằm thành hàng là của hai xưởng thợ cạnh nhau”, TS Tới phỏng đoán.

Việc mở rộng khai quật gặp khó khăn

Những phát hiện khảo cổ học từ 6 lần khai thác trước đây tại Đình Tràng cho thấy đây là khu vực phòng vệ tiền tiêu của Loa Thành.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di cốt cùng với binh khí. Hàng trăm vũ khí, mũi tên, dao, giáo, rìu chiến và các mộ đã được phát hiện.

Ngoài ra, trong lần khai quật thứ 7 này, các nhà khoa học còn phát hiện 4 mộ táng. Hai bộ hài cốt một người lớn, một người trẻ tuổi. Hai bộ hài cốt này cũng đã được PGS. TS Nguyễn Lân Cường bắt tay nghiên cứu.

Theo TS Tới, việc mở rộng diện tích ra có thể sẽ tìm thấy hệ thống lò giống như hiện tại, qua đó có thể giúp các nhà khoa học hình dung rõ hơn về cuộc sống của cư dân Việt cổ nơi đây. Tuy nhiên, việc mở rộng khai quật là khá khó khăn vì khu vực khai quật quan trọng mà các nhà khảo cổ muốn khai quật lại thuộc diện tích của một doanh trại quân đội.

"Nếu bộ Quốc phòng còn có thể giao cho Hà Nội khu vực Hoàng Thành thì liệu địa điểm này có thể giao cho phòng Văn hóa thông tin và thể thao địa phương được không?”, TS Tới bày tỏ sự trăn trở và mong muốn.


 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8882542
Số người đang online: 16