Phát hiện ngôi mộ cổ có niên đại 1.900 năm tại Ciputra

Phát hiện ngôi mộ cổ có niên đại 1.900 năm tại Ciputra

 

 

Ngôi mộ Đông Hán có niên đại khoảng 100, 200 năm sau Công nguyên được tình cờ phát hiện vào ngày 1/4 bởi công nhân Xí nghiệp Xây dựng số 1 (thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị), khi đang thi công tại khu vực Khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra.

Phát hiện ngôi mộ cổ có niên đại 1.900 năm tại Ciputra

Một ngôi mộ Đông Hán có niên đại khoảng 100, 200 năm sau Công nguyên vừa được phát hiện tại khu vực chân cầu Thăng Long, thuộc xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Ngôi mộ này được tình cờ phát hiện vào ngày 1/4 bởi công nhân Xí nghiệp Xây dựng số 1 (thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị), khi đang thi công tại khu vực Khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra.

Trong khi đào đất để đặt cống, máy xúc của đơn vị này đã va phải một thành mộ, khiến ngôi mộ lở ra. Ngay hôm đó, công ty đã báo cáo lên xã, và thông tin được báo ngược lên Ban Quản lý Di tích - Danh thắng Hà Nội.

Nhận được tin, PGS. TS Nguyễn Lân Cường - Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam và các nhà khảo cổ học khác đã lập tức có mặt khảo sát. Bước đầu khai quật cho thấy lộ ra 2 ngôi mộ, một lớn, một nhỏ ở nông hơn.

PGS. TS Nguyễn Lân Cường cho biết: Những ngôi mộ lớn thì đã được tìm thấy rất nhiều ở Việt Nam, nhưng ngôi mộ nhỏ thì rất hiếm gặp. Hiện vật bước đầu được tìm thấy là 1 bình gốm rất đẹp, đặt trên 1 cái bát gốm.

alt
Ngôi mộ cổ đang được khai quật.


Thành mộ được làm bằng đất nung xếp chồng lên nhau, không hề có chất kết dính, nhưng vẫn bền đến ngày nay. Trên bề mặt gạch có những hoa văn hình tiền, hình trám lồng rất tinh tế. Các hiện vật này đã được mang cất đi vì sợ mất, mặc dù xung quanh khu vực khai quật đang được lực lượng Công an xã bảo vệ ngày đêm.

PGS Nguyễn Lân Cường và TS Hà Văn Cẩn cho biết, việc khai quật sẽ được tiến hành trong khoảng 1 tuần nữa, và hy vọng có thể tìm thêm được các hiện vật mới. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng sẽ không tìm được xương người táng trong mộ, bởi nó đã tiêu hủy hết. Do đây là công trường đang xây dựng, 2 ngôi mộ cũng đã bị phá hủy một phần, nên trong vài ngày tới các nhà khoa học sẽ tiếp tục khai quật, thu toàn bộ hiện vật mang về nghiên cứu.

Hiện, tại xã Thụy Phương (Từ Liêm) cũng đã phát hiện được một ngôi mộ khác. Sau này Bảo tàng Hà Nội có điều kiện sẽ tiến hành khai quật, đánh dấu từng viên gạch một để mang về trưng bày, cho người tham quan được tận mắt chứng kiến một ngôi mộ Hán nguyên vẹn


 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8882040
Số người đang online: 27