Phát hiện “trường thành” của Việt Nam

Phát hiện “trường thành” của Việt Nam

 

 

 Nằm khuất sâu giữa những chân núi của tỉnh vùng sâu Quảng Ngãi ở miền Trung Việt Nam là bức tường thành dài 127km, được người dân địa phương gọi là “Trường luỹ”, hay “Trường thành của Việt Nam” (để so sánh với Vạn lý Trường thành của Trung Quốc).

Phát hiện “trường thành” của Việt Nam

Sau 5 năm nghiên cứu, khai quật, mới đây một nhóm khảo cổ chính thức phát hiện bức tường thành này. Trường luỹ được xây bởi những khối đá và đất xen kẽ, với một số đoạn cao tới 4m. Đây được coi là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất của Việt Nam trong vòng 1 thế kỷ qua. Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam - phát biểu: “Đây là di tích dài nhất tại Đông Nam Á”.

Năm 2005, TS Andrew Hardy - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp - tìm thấy trong một tài liệu soạn năm 1885 của triều Nguyễn nhan đề “Địa lý của Hoàng đế Đồng Khánh”, có đoạn nhắc tới “Trường luỹ ở Quảng Ngãi”. Thông tin này khiến ông rất tò mò và sau này, ông cùng TS  Nguyễn Tiến Đông thuộc Viện Khảo cổ đã thực hiện một dự án tìm hiểu và khai quật trường luỹ ở Quảng Ngãi có quy mô lớn.

Nhóm khảo cổ đã phát hiện bức tường thành kéo dài từ phía bắc tỉnh Quảng Ngãi sang tận địa phận tỉnh Bình Định, cho thấy đây có thể là công trình lớn nhất của triều Nguyễn. Việc xây dựng được bắt đầu năm 1819 dưới sự chỉ huy của Lê Văn Duyệt - một quan lớn dưới triều Hoàng đế Gia Long.

Mặc dù biệt danh Trường thành (hay Trường luỹ) cho thấy sự so sánh ngầm của người địa phương với Vạn lý Trường thành của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, bức tường thành này có nhiều điểm tương đồng hơn với bức tường Hadrian thời La Mã - vốn được dùng để chia địa giới Anh và Scotland.


Giống như bức tường Hadrian, tường thành Quảng Ngãi cũng được xây dọc theo một con đường có sẵn. Hơn 50 tháp canh dọc theo chiều dài tường thành đã được xác định. Mục đích của các tháp canh này là để đảm bảo an ninh và thu thuế. Có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều tháp canh, chợ và đền đài xây dựng dọc theo con đường này có tuổi đời lớn hơn nhiều so với bức tường. Bức tường được dựng lên để phân ranh giới và điều tiết giao thương, giao thông giữa vùng đồng bằng của nước Việt với các bộ lạc Hrê nằm trong các thung lũng. Theo nghiên cứu, có thể người Việt và người Hrê đã hợp tác xây dựng bức tường này. Các chuyên gia cho biết, công trình phục vụ lợi ích của cả hai phía.

Hiện chính quyền Việt Nam đang xem xét việc công nhận Trường luỹ là di sản quốc gia, với mong muốn biến di tích thành một điểm thu hút du lịch quốc tế. Trong một chuyến thăm Quảng Ngãi của đoàn chuyên gia quốc tế năm 2010, ông Christopher Young - Trưởng nhóm tư vấn di sản Anh - nhận định: “Trường luỹ mở ra cơ hội rất lớn về nghiên cứu, bảo tồn và sử dụng bền vững”.

Trường luỹ không phải là tiềm năng du lịch duy nhất của Quảng Ngãi. Tỉnh này còn có những vùng rừng núi xanh ngút ngàn, các suối nước nóng, đảo núi lửa, các rạn san hô và những bờ biển kéo dài phủ cát trắng. Trong địa bàn tỉnh còn có nhiều tháp Chàm cổ, các lâu đài cổ và các di tích văn hoá Sa Huỳnh có niên đại từ 1.000 năm trước Công nguyên.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8882243
Số người đang online: 39