Phát lộ cung điện thời Trần lớn nhất từ trước tới nay

Phát lộ cung điện thời Trần lớn nhất từ trước tới nay

 

 

Ngày 8/10, PGS.TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học khẳng định: Kết quả thám sát, khai quật thăm dò tại quần thể di tích lịch sử - văn hoá thời Trần (Nam Định) trong 3 năm qua cho thấy, cung Trùng Hoa là một cung điện Hoàng gia mà cho đến thời điểm này, chưa có một di tích cung điện nào thuộc thời Trần ở nước ta có thể sánh được.

Nhà Trần là một trong những triều đại hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hiện nay, di tích của thời đại Đông A tập trung tại 5 khu vực: Thăng Long (Hà Nội), Đông Triều (Quảng Ninh), Tam Đường (Thái Bình), Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá), Tức Mặc (Nam Định). Trong 3 năm qua, Viện Khảo cổ học và tỉnh Nam Định đã phối hợp thám sát và khai quật thăm dò một loạt vị trí dưới lòng đất thuộc quần thể di tích thời Trần ở Nam Định như: Vạn Khảnh, Lựu Phố, Đệ Tam Tây, Hậu Bồi, Liễu Nha, Đình Kênh, Đình Cả, Đình Tây, Phương Bông, cánh đồng giữa đền Trần - Chùa Tháp... Qua đó tìm thấy hàng trăm di vật gạch ngói, vật liệu kiến trúc trang trí rồng, phượng đất nung, đồ gốm sứ, đồ kim loại... phản ánh lịch sử văn hoá phồn thịnh của đất thành đô thế kỷ XIII - XIV kéo dài cho đến thời cận đại.

 Đặc biệt, qua thám sát và khai quật thăm dò đã làm rõ được từ dưới lòng đất một phần dấu tích của cung Trùng Hoa - nơi ở và làm việc của các Thượng hoàng nhà Trần. Trong đó, đáng chú ý là các dấu tích: Hệ thống móng trụ kiến trúc; các dải gạch ngói tạo dáng hình "hoa chanh" viền quanh nền của kiến trúc; hệ thống đường cống thoát nước cho các kiến trúc; dấu tích kè bằng đá cuội, nền sân gạch... Cùng với các di tích kiến trúc là các loại gạch xây, gạch lát nền, ngói mũi lá kép và đơn, ngói mũi sen, ngói mũi sen tráng men, gốm ngọc, gốm hoa nâu, gốm trắng, gốm hoa lam... Các di tích và di vật đều phản ánh niên đại của di tích là thuộc thế kỷ XIII - XIV, tương tự như các dấu tích kiến trúc thời Trần đã xuất lộ ở khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Tam Đường (Thái Bình).

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Trịnh Khắc Mạnh - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2024 - Số trang: 999tr - Khổ sách: 17 x 24cm
- Tác giả: Đỗ Thị Bích Tuyền - Nxb: Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2024 - Số trang: 467tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Nhiều tác giả - Nxb: Mỹ Thuật - 2023 - Số trang: 285tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Phan Thế Vinh - Nxb: Xây dựng - 2023 - Số trang: 268tr - Khổ sách: 19 x 27cm
- Tác giả: Phạm Long, Trần Hậu Yên Thế - Nxb: Đại học Sư phạm - 2024 - Số trang: 347tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Đoàn Văn Kiệt - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2023 - Số trang: 367tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: KTS. Lê Phục Quốc - Nxb: Xây dựng - 2023 - Số trang: 360tr - Khổ sách: 20 x 24cm
- Tác giả: Huỳnh Công Bá - Nxb: Thuận Hóa - 2019 - Số trang: 943tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Đình Thi, Trần Quốc Bảo, Tôn Thất Đại và nnk - Nxb: Xây dựng - 2024 - Số trang: 446tr - Khổ sách: 19 x 27cm

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9633751
Số người đang online: 20