Phiên 1 Hội thảo khoa học quốc tế: “Khảo cổ học Việt Nam, Lào, Campuchia trong tiểu vùng sông Mê Kông”

Phiên 1 Hội thảo khoa học quốc tế: “Khảo cổ học Việt Nam, Lào, Campuchia trong tiểu vùng sông Mê Kông”

 

 

8h30 ngày 4/8/2015, Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Khảo cổ học Việt Nam, Lào, Campuchia trong tiểu vùng sông Mê Kông” tại thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương trình Hội thảo ngày 4/8 như sau:

8h30 - 9h00: Khai mạc Hội thảo

GS.TS Phạm Văn Đức phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc của GS.TS Phạm Văn Đức (Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam)

Phát biểu đề dẫn của PGS.TS Nguyễn Giang Hải (Viện trưởng Viện Khảo cổ học)

Các nhà khoa học tham dự Hội thảo

9h00 - 10h00: Báo cáo phiên 1

Chủ trì: PGS.TS Nguyễn Giang Hải & TS Im Sokrithy

1. Khảo sát nghiên cứu hệ thống di tích thời đại Đá vùng thượng du sông Ba tỉnh Gia Lai - TS Nguyễn Gia Đối

TS Nguyễn Gia Đối trình bày tham luận

Các đợt khảo sát tại thượng du sông Ba đã phát hiện được một hệ thống các di tích thời đại Đá cũ, trong đó có các di tích mang tính chất sơ kỳ Đá cũ lần đầu tiên phát hiện được ở Việt Nam. Các sưu tập đồ đá ở đây được phát hiện trong địa tầng có tuổi trung kỳ Cánh Tân với các loại hình đặc trưng như rìu tay, biface, công cụ mũi nhọn…tương đối gần gũi với các sưu tập di vật Đá cũ sơ kỳ ở Bách Sắc (Trung Quốc), Chongokni (Hàn Quốc). Do vậy, niên đại sớm nhất của nó có thể lên tới 80 vạn năm hoặc chí ít cũng vào khoảng 50-30 vạn năm. Đây là một cứ liệu góp thêm vào việc minh chứng sự xuất hiện của người vượn Homo erectus ở Việt Nam và có thể gần tương đương với người vượn Bắc Kinh ở Chu Khẩu Điếm, Trung Quốc. Phát hiện này có ý nghĩa lớn không chỉ ở phạm vi quốc gia mà có giá trị toàn cầu vì cho đến nay số những di tích phát hiện được kỹ nghệ rìu tay của người vượn Homo erectus ở khu vực châu Á không nhiều. Như đã biết, trước đây chúng ta mới chỉ biết đến lớp chứa công cụ hậu kỳ Đá cũ ở di chỉ Lung Leng (Kon Tum), còn lại ở các khu vực khác của Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ rất hiếm các di tích hậu kỳ Đá cũ như kỹ nghệ Sơn Vi ở Bắc Bộ. Việc phát hiện một số di tích và sưu tập di vật ở thượng du sông Ba hứa hẹn khả năng phát hiện thêm nhiều di tích thuộc hậu kỳ Đá cũ ở Tây Nguyên.

2. Kết quả sơ khởi cuộc khai quật tại bản Linh Xăn, huyện Thụ La Khôm, tỉnh Viên Chăn - TS Thonglith Luangkhot


TS Thonglith Luangkhot trình bày tham luận tại Hội thảo

 

Linh Xăn là một trong những bản nổi tiếng về phát hiện tượng Phật nhất là pho tượng Phật ba màu vào năm 2006, với chiều cao 56 cm. Pho tượng này đã được cất giấu bởi cư dân địa phương qua nhiều thế hệ. Người dân nơi đây đã thay nhau nhận nhiệm vụ trao truyền từ nhiều thế hệ trước để cất giấu pho tượng Phật ba màu quý giá này, vì thế, pho tượng đã được tồn tại qua các cuộc chiến tranh và tránh được tệ nạn buôn bán đồ cổ. Ngày 20/05/2011, cư dân địa phương đã phát hiện được vỏ của một con thuyền buồm bằng gỗ có chiều dài 16m, rộng 02m, kỹ thuật chế tác là được gọt đẽo từ một thân cây dài (thuyền độc mộc); con thuyền này chưa xác định được niên đại và đang được trưng bày trong chùa Vạt Kang. Chiều ngày 19/06/2015 vừa qua, nhân dân đã phát hiện các pho tượng Phật bằng đồng, đất nung, bạc, sa thạch, gỗ… tại khuôn viên chùa Vạt Kang. Cuộc khai quật nghiên cứu di tích này đã được các cơ quan và nhân dân địa phương tiến hành vào tháng 6/2015.

Bản tham luận đã nhận được nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu nhất là những chia sẻ về việc bảo quản con thuyền bằng gỗ.

3. Nhận thức mới về hình tượng Vishnu ở Pong Tuk, tỉnh Kanchanabủi, Thái Lan - PGS.TS Jeerawan Jengspetch


PGS.TS Jeerawan Jengspetch trình bày tham luận tại Hội thảo

Vishnu là một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Vishnu giáo là tôn giáo Ấn Độ thờ thần Vishnu như là vị thần quan trọng nhất. Tại Pong Tuk, một pho tượng Vishnu bằng đá đã được tìm thấy vào năm 1943. Bức tượng này có thể coi là được tìm thấy tại khu vực xa nhất về phía tây Thái Lan. Nó bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó được ghép lại và đặt tại Wat Dong Sak để người dân địa phương thờ cúng cho đến ngày nay. Các nhà khoa học đã sử dụng bức xạ gamma tia X để phân tích bức tượng, sử dụng Iridium 192, chất rất dễ ảnh hưởng đến mật độ phân bố các phân tử của hiện vật, cũng như có khả năng xâm nhập khác nhau đối với từng loại chất liệu. Trên cơ sở kết quả phân tích, tác giả tạm thời đưa ra giả thuyết nghiên cứu mới về bức tượng Vishnu này. Phong cách nghệ thuật của nó có thể liên quan đến các bức tượng Vishnu ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là nghệ thuật thời kỳ tiền Angkor, đế quốc Khmer.

10h00 - 10h15: Giải lao

10h15 - 11h00: tiếp tục Phiên 1

4. Di sản văn hoá cự thạch ở miền đông bán đảo Đông Dương - PGS.TS Phạm Đức Mạnh & Ths Nguyễn Hồng Ân

PGS.TS Phạm Đức Mạnh trình bày tại Hội thảo

5. Dương Long nơi hội tụ hai dòng nghệ thuật Chanpa - Khmer - TS Lê Đình Phụng

TS Lê Đình Phụng trình bày tại Hội thảo

Nghệ thuật điêu khắc đá Champa và điêu khắc đá Khmer là hai nền nghệ thuật lớn trên bán đảo Đông Dương trong lịch sử. Do cùng nằm trên khu vực địa lý, hai tộc người có quan hệ chặt chẽ với nhau lại cùng chịu ảnh hưởng từ văn hóa tôn giáo Ấn Độ, nên hai nền nghệ thuật này có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Nghiên cứu của tác giả đã cho thấy tháp Dương Long thuộc văn hoá Champa ngoài nghệ thuật kiến trúc Champa còn hội tụ nghệ thuật kiến trúc văn hoá Khmer.

6. Tư liệu mới từ nghiên cứu so sánh và niên đại di tích Khaokhlangnhok, đô thị cổ Si Thep, Phetchabun, Thái Lan - Anurak Depimai

Di tích KhaoKhlangNhok, đô thị cổ Si-Thep, tỉnh Phetchabun, hoạt động khảo cổ học vẫn đang được tiến hành ở khu vực tháp chính, những ngôi tháp phụ và khu vực xung quanh. Hoạt động này còn kéo dài trong thời gian tới. Kết quả khai quật đã đưa ra những nhận thức và giả thuyết nghiên cứu mới. Những yếu tố tác động đến sự hình thành các công trình kiến trúc to lớn này cũng nên được xem xét đồng thời bằng phương pháp nghiên cứu so sánh trong đó kinh tế, chính trị và tôn giáo là ba yếu tố chủ đạo. KhaoKhlangNhok có lẽ được xây dựng trong thế kỷ 9-10, thời kỳ thịnh vượng của đô thị cổ Si-Thep dưới ảnh hưởng của nghệ thuật Dvaravati.

11h00 - 12h00: Thảo luận

Nguyễn Thơ Đình

 

 

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8569518
Số người đang online: 25