Quan điểm: Thúc đẩy khảo cổ học dưới nước Việt Nam bằng liên ngành

Quan điểm: Thúc đẩy khảo cổ học dưới nước Việt Nam bằng liên ngành

 

 

"Muốn phát triển hoạt động nghiên cứu khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam phải hợp tác liên ngành" KS đóng tàu Đỗ Thái Bình, Hội KHKT Tàu thủy Việt Nam phát biểu tại Hội thảo "Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng" tổ chức tại Hà Nội ngày 7/5/2015. 

Hội thảo "Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng" ngày 7/5 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Khảo cổ dưới nước phải sử dụng tất cả các công cụ thiết bị để con người tồn tại và hoạt động trong môi trường nước, đó cũng chính là một nhiệm vụ của các nhà đóng tàu và kỹ thuật hàng hải nên KS Bình quan tâm nhiều đến lĩnh vực này.

Chính vì vậy, khi bàn tới câu chuyện mới đây Trung Quốc đã tuyên bố tàu khảo cổ dưới nước đầu tiên của nước này sẽ được đưa vào hoạt động tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, từ tháng 5/2014, thậm chí sẽ phát triển Hoàng Sa thành điểm đến du lịch KS Bình bày tỏ nhiều lo ngại. Bởi, nếu chỉ hiểu đơn thuần việc tiến hành hoạt động khảo cổ học dưới nước ở Hoàng Sa của Trung Quốc như một hoạt động nghiên cứu khoa học bình thường thì cũng có nhiều điều khiến các nhà khoa học Việt Nam đáng phải suy nghĩ.

Trước đây các nhà Khảo cổ học Việt Nam đã có những hoạt động nghiên cứu khởi đầu, đặt nền móng ngành khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam. PGS.TS Tống Trung Tín (nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học) đánh giá: “Đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng, mới mẻ, hấp dẫn. Bằng chứng là vào năm 2012, chỉ thăm dò 20km thương cảng Vân Đồn, Quảng Ninh đã phát hiện được hàng chục vị trí nghi có tàu đắm. Tuy vậy để phát triển được lĩnh vực nghiên cứu này cần sự chuẩn bị bài bản cả về con người và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu”.

“Thiếu tàu thì có thể hợp tác với các cơ quan trong nước như Hải quân, Viện Hải dương học, Công ty đóng tàu... Các thiết bị lặn và đào tạo lặn cũng vậy. Các nhà khoa học nước ngoài đã vào giảng cho mình những khóa về phương pháp khảo cổ dưới nước. Do vậy chỉ cần thêm sự quyết tâm nữa thôi”, KS Bình nói. Lý giải thực tế này, KS Bình cũng nói thẳng, nhiều nhà khoa học vẫn kêu thiếu cái này cái kia nhưng với khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam hiện nay chúng ta cần có cơ chế làm việc liên ngành thì mới thúc đẩy được.

“Tôi e là nếu nhà nước cấp một cái tàu khảo cổ sẽ bị vứt xó ngay vì không có cái tàu khảo cổ hay tàu nghiên cứu biển nào có thể làm được mọi nhiệm vụ, tùy điều kiện nghiên cứu lại phải có những thiết bị khác nhau, khi đó phải hợp tác với những đơn vị đã có thiết bị đó...”, KS Bình nói.

Bên cạnh đó, các kiến thức về tàu thuyền, về hải đồ, dòng chảy trên biển... cũng cần có sự liên ngành để trao đổi. "tôi sẵn sàng dành một đến vài buổi trao đổi về tàu thuyền ở Việt Nam từ xưa đến giờ. Anh muốn nghiên cứu khảo cổ học hàng hải, tàu thuyền... anh phải hiểu về tàu thuyền, hiểu hải đồ...", KS Bình nói.

Dẫn ví dụ để minh chứng cho nhận định của mình, ông Bình nhắc tới Michael Flicker, người đã có mặt tại tất cả các vụ khảo cổ dưới nước từ Cù Lao Chàm tới Hòn Cau, Cà Mau...

Khác với các nhà khảo cổ dưới nước hàn lâm khác như ông Bass (cha đẻ của khảo cổ dưới nước) rất nổi tiếng từ Houston,Texas hay nhiều nhà khảo cổ Anh đã vào để huấn luyện cho các nhà khảo cổ Việt Nam, Michael xuất thân từ một kỹ sư cơ khí người Úc, sang Singapore để lập nghiệp.

Từ một kỹ thuật viên bình thường khi vào lặn tại Cù Lao Chàm đến nay Michael đã trở thành một nhà khảo cổ dưới nước có tên tuổi, học vị tiến sĩ với nhiều công trình, là một thành phần trong lãnh đạo Hội Khảo Cổ dưới nước toàn cầu, một doanh nhân thành đạt... 

Vào trang web của Michael, có thể đọc được toàn bộ các cuộc khảo cổ dưới nước ở Việt Nam, bản thân anh đã dùng sonar rà quét sơ bộ toàn bộ vùng Biển Đông của ta để lập nên một bản đồ sơ bộ.

"Tại cuộc triển lãm Vietship hàng năm của chúng ta có xuất hiện một công ty đến từ Singapore giới thiệu các thiết bị dùng để lặn dưới nước,các buồng hồi áp (decompression chamber..) do một công ty con của Michael sản xuất", KS Bình cho biết.

Theo KS Bình, những thiết bị này, nền cơ khí của chúng ta thừa sức chế tạo. Không thể so sánh với hoàn cảnh mà Michael bắt tay lập nghiệp khảo cổ, nhưng nếu tính ra, chúng ta cũng không phải từ tay trắng vào lúc này. Những kinh nghiệm lặn cứu hộ của công ty Visal và kinh nghiệp hợp tác quốc tế trong hàng loạt các vụ lặn khảo cổ vừa qua, việc sử dụng các thiết bị ROV của các công ty dầu khí, các chuyên viên thủy âm quân sự, các kỹ sư đóng tàu hiểu biết về thuyền bè dân gian và các tàu thuyền cổ...

Josdar

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8882181
Số người đang online: 17