Tập huấn khảo cổ học dưới nước Quốc tế tại Hội An

Tập huấn khảo cổ học dưới nước Quốc tế tại Hội An

 

 

Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) vừa phối hợp với Nhóm nghiên cứu quốc tế di tích Vân Đồn-Bạch Đằng, Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa Hội An và Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm tổ chức khóa tập huấn khảo cổ học dưới nước Quốc tế tại Hội An dưới sự tài trợ, hỗ trợ của Trung tâm trao đổi giáo dục Việt Nam-Hoa Kỳ, Hội đồng các tổ chức học thuật Hoa Kỳ (CEEVN), UNESCO, ICOMOS-ICUCH, Trung tâm Khu vực về Khảo cổ học và Nghệ thuật, Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á (SEAMEO-SPAFA), Cục Di sản Văn hóa, Bộ Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Hà Lan (Cultural Heritage Agency, Ministry of Education, Culture and Science, Netherlands).

Tham gia khóa tập huấn có 21 học viên và 12 giảng viên thuộc các chuyên ngành khảo cổ học, bảo tàng, quay phim, chụp ảnh đến từ 12 quốc gia: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hà Lan, Ireland, Hungary, Sri Lanka, Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Thực hành chỉnh lý, xây dựng cơ sở dữ liệu di vật, nguồn: Edit Boszormenyi
Hướng dẫn sử dụng các thiết bị định vị, nguồn: Edit Boszormenyi
Thực hành lặn biển sử dụng bình khí nén - Khóa học PADI, nguồn:Nham Nguyen Huy
Khóa tập huấn dự kiến kéo dài đến ngày 12/7/2015 với các nội dung chính như: Khảo cổ học hàng hải; Thực hành điều tra khảo sát khảo cổ học dưới nước tại Cù Lao Chàm; Tìm hiểu về nghề đóng tàu thuyền truyền thống tại Hội An; Gốm sứ thương mại (Sưu tập gốm sứ tàu đắm Cù Lao Chàm hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Quản lý và Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An).
Tiến hành khảo sát thực tế tại Cù Lao Chàm, nguồn: Edit Boszormenyi

TP.Hội An được chọn làm địa điểm tổ chức khóa học do đã từng là đô thị cổ, thương cảng quan trọng trong quá khứ, đồng thời có sẵn các điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động tập huấn khảo cổ học dưới nước như hiện vật tàu đắm Cù Lao Chàm, trang thiết bị phục vụ lặn biển...

Josdar

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Trịnh Khắc Mạnh - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2024 - Số trang: 999tr - Khổ sách: 17 x 24cm
- Tác giả: Đỗ Thị Bích Tuyền - Nxb: Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2024 - Số trang: 467tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Nhiều tác giả - Nxb: Mỹ Thuật - 2023 - Số trang: 285tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Phan Thế Vinh - Nxb: Xây dựng - 2023 - Số trang: 268tr - Khổ sách: 19 x 27cm
- Tác giả: Phạm Long, Trần Hậu Yên Thế - Nxb: Đại học Sư phạm - 2024 - Số trang: 347tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Đoàn Văn Kiệt - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2023 - Số trang: 367tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: KTS. Lê Phục Quốc - Nxb: Xây dựng - 2023 - Số trang: 360tr - Khổ sách: 20 x 24cm
- Tác giả: Huỳnh Công Bá - Nxb: Thuận Hóa - 2019 - Số trang: 943tr - Khổ sách: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Đình Thi, Trần Quốc Bảo, Tôn Thất Đại và nnk - Nxb: Xây dựng - 2024 - Số trang: 446tr - Khổ sách: 19 x 27cm

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9636538
Số người đang online: 22