Thêm nhiều mảnh khuôn đúc trống đồng được phát hiện tại Luy Lâu

Thêm nhiều mảnh khuôn đúc trống đồng được phát hiện tại Luy Lâu

 

 

Cuối năm 2014, các chuyên gia Đại học Đông Á (Nhật Bản) cùng với các cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hợp tác nghiên cứu thành cổ Luy Lâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Nhiều mảnh khuôn đúc trống đồng đã được phát hiện trong hố khai quật góp thêm tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu văn hoá Đông Sơn.

Hơn 50 mảnh khuôn đúc trống đồng được tìm thấy ở độ sâu 1,8 - 2m, phân bố khá đều trong lòng hố khai quật, ở một địa tầng ổn định. Điều cần nhấn mạnh là những mảnh khuôn này được tìm thấy rất gần (chỉ cách 20m) với nơi PGS.TS Nishimura đã tìm thấy mảnh khuôn đúc trồng đầu đầu tiên tại Luy Lâu năm 1999.

Cùng với những mảnh khuôn là một số hiện vật khác không kém phần quan trọng trong việc chế tác trống đồng là phễu rót đồng và chốt định vị trục xoay (ắc) của khuôn đúc. Những hiện vật tìm được cho phép các nhà khoa học khẳng định giả thuyết: Trống đồng được đúc trên bàn xoay theo từng bước: Chế tạo ruột -> Chế tạo 2 mang thân và vẽ hoa văn -> Làm mặt và vẽ hoa văn -> Ráp khuôn -> Làm quai.

Niên đại của những mảnh khuôn được xác định khoảng thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Điều này đã “nối dài” thêm tuổi của văn hóa Đông Sơn - không phải nền văn hóa này kết thúc vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên mà còn kéo dài thêm vài trăm năm nữa - đồng thời cũng chứng minh sức sống của Văn hóa Đông Sơn trong bối cảnh đã có sự tác động của văn hóa Hán.

Với sự thận trọng cần thiết, các nhà khoa học chưa khẳng định Luy Lâu là nơi đúc trống và đề xuất nghiên cứu sâu và rộng hơn nữa để xác định rõ hơn diện mạo khu di tích này. Qua gần hai nghìn năm phủ mờ của thời gian, đây là phát hiện quan trọng của khảo cổ học Việt Nam góp phần cung cấp thêm nhiều tư liệu về kỹ thuật đúc trống đồng và niên đại kéo dài của văn hoá Đông Sơn. Việc nghiên cứu một cách toàn diện di tích Luy Lâu cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ về hệ thống, cách thức sản xuất, giao thương, các đường nét văn hóa - xã hội ở một trung tâm kinh tế - chính trị trong nhiều thế kỷ; góp phần nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á cổ đại nói chung.

Dự án hợp tác nghiên cứu khảo cổ học giữa các nhà khoa học Nhật Bản và Việt Nam sẽ kéo dài từ năm 2014 đến năm 2019.

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8858721
Số người đang online: 20