Thông báo về hội thảo "Khảo cổ học vì lợi ích cộng đồng: Sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia"

Thông báo về hội thảo "Khảo cổ học vì lợi ích cộng đồng: Sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia"

 

 

Hội thảo quốc tế "Khảo cổ học vì lợi ích cộng đồng: Sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia" do Hội khảo cổ học Việt Nam cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 19/12/2010 đến 22/12/2010 tại thành phố Thanh Hóa.

Trong sự hội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hóa, vai trò, lợi ích và sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển xã hội, bao gồm sự phát triển của khoa học, trong đó có ngành khảo cổ học đang là những vấn đề được đặc biệt quan tâm ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mối quan tâm này, một mặt nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất cho tất cả các cộng đồng trong xã hội, mặt khác nhằm phát huy tối đa tinh thần, tình cảm và năng lực của mọi tầng lớp xã hội, đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Riêng đối với ngành khảo cổ học, càng ngày các giá trị của di sản khảo cổ học càng chứng tỏ chúng không chỉ cung cấp các nguồn tư liệu vật chất cho các nhà nghiên cứu lịch sử của quá khứ. Các di tích khảo cổ và các di vật có liên quan đang ngày càng có vai trò to lớn trong việc giáo dục lịch sử, đạo đức, thẩm mỹ và cung cấp nền tảng kiến thức cho mọi thế hệ, trước hết là cho các cộng đồng địa phương và sau đó là cho các cộng đồng rộng lớn hơn. Trong khi các di sản khảo cổ học góp phần phát triển ngành công nghiệp không khói - ngành du lịch, lợi ích của các cộng đồng địa phương là gì, vai trò của họ trong việc bảo vệ duy trì và bảo tồn các di sản vô giá  này như thế nào, làm gì để phát huy sức mạnh của cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy các di sản khảo cổ học đang là những vấn đề nổi lên và cần quan tâm hiện nay.

Với những lí do trên, Hội thảo sẽ là nơi gặp gỡ của các nhà nghiên cứu và quản lý di sản khảo cổ học đến từ mọi miền của Việt Nam và các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ý, Mỹ…Những người dân yêu mến và tích cực đóng góp cho công cuộc nghiên cứu và bảo vệ các di sản khảo cổ học cũng sẽ có mặt và nói lên tiếng nói của mình.

Hội thảo sẽ tập trung thảo luận 3 chủ đề chính sau đây:
1- Bảo vệ và bảo tồn các di chỉ khảo cổ học như thế nào
2- Làm gì để phát huy giá trị của các di chỉ khảo cổ học
3- Vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di chỉ khảo cổ học.


 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8569178
Số người đang online: 36