Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)

Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)

 

 

Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Hình thức bìa:

Năm xuất bản: 2009

Số trang: 343

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc ở Việt Nam. Văn hóa tiền sử và sơ sử Tuyên Quang là một trong những mảng màu văn hóa đặc sắc của cư dân cổ ở miền núi phía Bắc nước ta.

Giới thiệu:

     Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc ở Việt Nam. Văn hóa tiền sử và sơ sử Tuyên Quang là một trong những mảng màu văn hóa đặc sắc của cư dân cổ ở miền núi phía Bắc nước ta. Đã gần một thế kỷ trôi qua kể từ khi nhà địa chất kiêm khảo cổ học người Pháp là H. Mansuy phát hiện ra di chỉ tiền sử Bình Ca bên bờ sông Lô, Tuyên Quang, đến nay, ở Tuyên Quang đã phát hiện hơn 30 di chỉ khảo cổ học thời tiền sử và sơ sử, trong đó có gần 10 di chỉ đã được khai quật hoặc đào thám sát. Các nhà khảo cổ học đã thu được hàng chục di tích bếp, mộ táng; hàng nghìn công cụ lao động bằng đồng, đá; hàng nghìn mảnh gốm. Đó là nguồn sử liệu vật thật quan trọng cho phép phác dựng bức tranh tiền sử và sơ sử Tuyên Quang. 
     Hơn hai mưoi năm qua, các tác giả đã tiến hành nhiều đợt điều tra, khảo sát, khai quật và nghiên cứu các di tích đá cũ trên các đồi gò, các di tích từ sơ kỳ đến hậu kỳ đá mới trong hang động và trên các thềm sông, tìm kiếm các di tích Tiền Đông Sơn và Đông Sơn trên đất Tuyên Quang. Trong số những phát hiện và nghiên cứu đó, đáng chú ý là một số phát hiện quan trọng có liên quan đến các giai đoạn tiền sử lớn: phát hiện đá cũ ở Hàm Yên là một trong những hợp nguồn của văn hóa Sơn Vi hậu kỳ đá cũ; khai quật hang Phia Vài cùng với những đóng góp to lớn của nó trong việc nhận thức văn hóa Hòa Bình trên các khía cạnh khảo cổ học ở vùng núi Việt Bắc;  khai quật hang Phia Muồn làm rõ đặc trưng văn hóa thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới ở Tuyên Quang cùng với những biến đổi về kinh tế, xã hội so với thời trước đó. Phát hiện di chỉ cư trú của cư dân cổ ở Bãi Soi hay ở Thiện Kế cho ta thấy, ở vào giai đoạn Tiền Đông Sơn các cư dân cổ Tuyên Quang có mối quan hệ rất chặt chẽ với các cư dân văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Gò Mun. Quan trọng hơn cả là phát hiện những di tích, di vật văn hóa Đông Sơn trên đất Tuyên Quang đã cung cấp cho ta những cơ sở khoa học để cho rằng, Tuyên Quang đã đóng góp vào dòng chảy chung – văn hóa Đông Sơn, tạo nên nền văn minh Đông Sơn rực rỡ.

Sách dày 343 trang, trong đó có 40 trang phụ bản minh hoạ bản vẽ và ảnh được phân bố trong 6 chương: Chương một - Tuyên Quang: thiên nhiên và con người; Chương hai - Những dấu tích người nguyên thủy thời đại đá cũ ở Tuyên Quang; Chương ba - Các di tích sơ kỳ đá mới Tuyên Quang; Chương bốn - Tuyên Quang trước ngưỡng cửa văn mính – Thời kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí; Chương năm - Tuyên Quang thời các vua Hùng dựng nước; Chương sáu - Tiền sử - sơ sử Tuyên Quang trong bối cảnh rộng hơn.

Từ những kết quả nghiên cứu văn hoá tiền sử và sơ sử Tuyên Quang, công trình đã có đóng góp mới vào nhận thức về văn hoá tiền-sơ sử của cư dân cổ vùng núi phía Bắc Việt Nam.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8858509
Số người đang online: 28