Hội thảo về khảo cổ học cộng đồng
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 09:57
Ngày 26/7/2009, tại Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam, chương trình đào tạo nâng cao kĩ năng nghiên cứu cho các nhà khảo cổ trẻ phối hợp với Hội Khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức buổi giới thiệu về kinh nghiệm khảo cổ học cộng đồng.
Tham gia có các chuyên gia về khảo cổ học cộng đồng Thái Lan, Anh, Nhật Bản, Đài Loan và các nhà khảo cổ học Việt Nam. Tại hội nghị các đại biểu đã được nghe các báo cáo của tiến sĩ Natapintu Surapol (Đại học Silpakorn, Thái Lan), tiến sĩ Nishimura Masanari (Đại học Kansai, Nhật Bản), tiến sĩ Ian Glover (Viện Khảo cổ học- Đại học London, Anh).
- 26/11/2009 10:12 - Di tích người tiền sử được phát hiện ở Vịnh Hạ Long
- 26/11/2009 10:01 - Hội thảo khoa học quốc tế 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh
- 26/11/2009 10:00 - Thông báo hội thảo về khảo cổ học cộng đồng
- 26/11/2009 09:59 - Hội nghị thông báo khảo cổ học hàng năm năm 2009 sẽ diễn ra
- 26/11/2009 09:58 - Hội nghị lần thứ 19 của Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA)
- 26/11/2009 09:56 - Hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2009 sắp diễn ra
- 26/11/2009 09:55 - Hội nghị Thông báo khảo cổ học lần thứ 44
- 26/11/2009 06:12 - Ông “khùng” ở Bát Tràng và kho báu 2.000 cổ vật
- 01/01/1970 07:00 - Bắc Kạn: Phát hiện dấu tích người tiền sử tại Ba Bể
Hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2009 sắp diễn ra
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 09:56
Hội nghị sẽ diễn ra trong hai ngày 24, 25/9/2009 tại Trung tâm Hội nghị Viện KHXH Việt Nam tại số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
1. Tiểu ban nghiên cứu thời đại đá.
2. Tiểu ban nghiên cứu thời đại kim khí.
3. Tiểu ban nghiên cứu khảo cổ học lịch sử.
4. Tiểu ban nghiên cứu Chămpa- Óc eo.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Ban tổ chức Hội thảo: 61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 0438255449, 0439330732.
Email: tapchikhaoco@gmail.com , tapchikhaoco@hotmail.com .
- 26/11/2009 10:01 - Hội thảo khoa học quốc tế 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh
- 26/11/2009 10:00 - Thông báo hội thảo về khảo cổ học cộng đồng
- 26/11/2009 09:59 - Hội nghị thông báo khảo cổ học hàng năm năm 2009 sẽ diễn ra
- 26/11/2009 09:58 - Hội nghị lần thứ 19 của Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA)
- 26/11/2009 09:57 - Hội thảo về khảo cổ học cộng đồng
- 26/11/2009 09:55 - Hội nghị Thông báo khảo cổ học lần thứ 44
- 26/11/2009 06:12 - Ông “khùng” ở Bát Tràng và kho báu 2.000 cổ vật
- 01/01/1970 07:00 - Bắc Kạn: Phát hiện dấu tích người tiền sử tại Ba Bể
Ông “khùng” ở Bát Tràng và kho báu 2.000 cổ vật
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 06:12
14 năm nay, ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội có một ông già tên Nguyễn Việt Hồng, ngày ngày vẫn lặng thầm đi gom nhặt những mảnh gốm, sành lở ra ở bãi Hàm Rồng của dòng sông Hồng ngàn năm, mang về chất đầy nhà. Mọi người vẫn coi ông là “khùng”, vì cho rằng việc làm của ông là… vô tích sự. Chỉ khi Viện Khảo cổ học Việt Nam và Viện Bảo tàng lịch sử về khai quật và Nhà nước công nhận đây là Di chỉ quốc gia, dân ở đây mới hiểu hết giá trị công việc mà ông “khùng” đã làm lâu nay.
Người "giàu có" của Bát Tràng
Khi chúng tôi tìm đến nhà, cũng là lúc ông Hồng đang cho mẻ gốm cuối cùng vào lò. Trong cái nắng oi nồng ngày đầu tháng 9, người ông ướt sũng mồ hôi. Đã bước sang tuổi 74, nhưng trông ông vẫn rất nhanh nhẹn.
Ngôi nhà 5 gian hai chái cũ kỹ nằm chênh vênh sát bên bờ sông Hồng, trước cửa là cái sân lát gạch Bát Tràng nâu đỏ đã được phơi kín các loại khuôn gốm, bát, đĩa...
Dẫn chúng tôi ra bờ sông Hồng vào mùa này nước nổi, ông Hồng chỉ tay cho biết, bên kia là bãi ngô ngút ngàn của đất Lĩnh Nam, được phù sa bồi đắp còn bên này là bãi lở Hàm Rồng đang ngày ngày ngậm ngùi ngoạm từng thớ đất của làng, cuốn theo bao di chỉ quý của đất Kim Lan.
“Bây giờ tôi đang sở hữu cả vài hũ tiền Khai nguyên thông bảo, Hoàng tống thông bảo, Thiên phúc chân bảo... Có trong tay hàng nghìn di chỉ gốm, sành thuộc các niên đại từ thế kỷ VII-XVII. Tất cả đều được tôi nhặt nhạnh từ bãi Hàm Rồng đấy!”, ông Hồng hãnh diện khoe.
Trong “Bảo tàng cổ vật mini” của mình ở ngay trong gian buồng chỉ rộng chừng chục mét vuông, ông xếp chật kín các loại đồ gốm cổ, từ đồ gốm thời Đường thế kỷ VIII-IX, thời Trần thế kỷ XIV cho đến các loại đồ gốm thời Lê, Mạc thế kỷ XVI.
Ông Hồng cho biết, mọi việc bắt đầu vào một ngày đầu năm 1996. Hôm ấy, hai ông bà đang cho mẻ gốm ra lò thì nghe mấy đứa cháu kháo nhau chuyện lũ trẻ trong xóm lúc tắm sông nhặt được một hũ tiền xu bằng đồng và đem đi đổi kem. Ông vội vã bỏ dở công việc, chạy theo chị đồng nát để chuộc lại hũ tiền xu, nhưng không tìm được.
Lúc này bọn trẻ vẫn còn chừng 2kg tiền xu, ông đã mua về và mân mê nhìn ngắm những đồng tiền đã hoen gỉ. Bỏ lại đằng sau những cái nhìn lạ lẫm của người dân, ông Hồng vui sướng vì biết rằng, đó là những đồng tiền cổ, có niên đại hàng nghìn năm vô cùng quý giá.
Ông giải thích cho bọn trẻ hiểu được giá trị của những đồng tiền cũ kỹ ấy và dặn trong làng hễ nhặt được những mảnh gốm sứ hay tiền xu nào thì đem đến, ông sẽ cho tiền mua kem, mua kẹo.
Và rồi, bọn trẻ trong làng lại vớt được một hũ tiền đồng mang đến tìm ông, cả thảy cân được 18kg tiền đồng, ông đã mua lại của bọn trẻ.
Chủ nhân của 2.000 cổ vật
Với kinh nghiệm gần 30 năm làm đồ gốm, ông Hồng hiểu rằng, đây là những di chỉ quý giá, nên sau đó, những lúc rảnh rỗi, ông đã âm thầm theo chân lũ trẻ ra bờ sông tìm kiếm, nhặt nhạnh những mảnh gốm vỡ vô hồn kia đem về xếp đầy góc nhà, coi đó như một thú vui.
Rồi một “đoàn khảo cổ” của làng Kim Lan đã được thành lập, dẫn đầu là ông già đầu tóc bạc phơ và theo sau là một lũ nhóc nhí nhố. Ông Hồng vui vì “được đi sưu tầm “lịch sử” của làng, của nước”.
Ông Hồng tự học thêm chữ Hán, tìm đọc sách lịch sử, ông cũng không ngại gian khó đi tìm các văn bản, đồ vật, văn bia ở các đình chùa, miếu mạo để nghiên cứu.
Chúng tôi đã bị hút hồn khi nghe ông say sưa giảng giải về lịch sử, ý nghĩa của các di chỉ, cổ vật và phần nào hiểu được tấm lòng yêu mến, gắn bó của ông đối với những đồng tiền xu, những mảnh gốm sứ và với làng quê, đất nước.
“Trong quá trình hình thành và phát triển, đã có nhiều nền văn hóa của các dân tộc phát triển trên đất Việt. Trong đó, riêng thời đại kim khí ở Việt Nam đã có 3 nền văn hóa là văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc, văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, văn hóa Đồng Nai ở phía Nam. Cổ vật văn hóa Đông Sơn thường được biết đến là đồ đồng và đồ gốm, trong đó nổi tiếng là những chiếc trống đồng loại I và các loại dao găm đồng...”, ông nói.
Hiện nay, ngoài những di vật đã đem tặng cho Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam và Viện Khảo cổ học Việt Nam, ông Hồng vẫn còn sở hữu khoảng trên 2.000 cổ vật. Trong đó, có những di vật cổ quý như bản Ngọc Phả của làng do Nguyễn Bính (Đại học sĩ Viện Đông các Hàn lâm) soạn năm 1472, Phù hương Long Mã (lư hương thân rồng đầu ngựa), tháp nhiều tầng bốn mặt gắn tượng phật… và rất nhiều tiền cổ thuộc nhiều niên đại khác nhau.
Vợ chồng Tiến sỹ Khảo cổ học người Nhật Bản Nishimura Masanari và Noriko đã nhiều lần về Kim Lan, tìm đến nhà ông Hồng để nghiên cứu và làm luận văn về những cổ vật nơi đây. Theo họ, những cổ vật mà ông Hồng đang sở hữu là vô cùng quý giá.
Cũng qua vợ chồng Tiến sỹ người Nhật Bản này, con đường bê tông dài 700m của làng đã được Đại sứ quán Nhật Bản tài trợ xây dựng.
Ông Trương Mạnh Truyền - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Kim Lan cho biết tháng 10 tới, nhà trưng bày cổ vật của xã Kim Lan sẽ được khởi công xây dựng, với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ đồng do vợ chồng Tiến sỹ người Nhật Bản và những “Mạnh Thường Quân” khác tài trợ.
Dự kiến, nhà trưng bày cổ vật sẽ khánh thành vào đầu tháng 10/2010, đúng dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
- 26/11/2009 09:59 - Hội nghị thông báo khảo cổ học hàng năm năm 2009 sẽ diễn ra
- 26/11/2009 09:58 - Hội nghị lần thứ 19 của Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA)
- 26/11/2009 09:57 - Hội thảo về khảo cổ học cộng đồng
- 26/11/2009 09:56 - Hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2009 sắp diễn ra
- 26/11/2009 09:55 - Hội nghị Thông báo khảo cổ học lần thứ 44
- 01/01/1970 07:00 - Bắc Kạn: Phát hiện dấu tích người tiền sử tại Ba Bể
Hội nghị Thông báo khảo cổ học lần thứ 44
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 09:55
Ngày 24-9 và 25-9, tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức hội nghị khảo cổ học thường niên lần thứ 44 với sự tham gia của nhiều nhà khảo cổ học, chuyên gia bảo tàng, bảo tồn, nhà quản lý văn hóa trong cả nước.
Năm 2009, Viện khảo cổ học đã nhận được 424 thông báo về những phát hiện khảo cổ học từ các địa phương trên khắp mọi miền đất nước, công trình nghiên cứu thuộc các thời đại: Đá, Kim khí, Chăm pa - Óc Eo… Một số kết quả đáng chú ý như: Lần đầu phát hiện di cốt người cổ ở Sơn La; quần thể động vật tại hang Mỏ Tuyển ở Lào Cai (thuộc khảo cổ học thời đại Đá); 12 thông báo phát hiện mới ở Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đắc Lắc (thuộc khảo cổ học thời đại Kim khí); khai quật di tích Thành Hồ, Phú Yên, khu tháp Dương Long... bổ sung thêm nhiều phát hiện mới thuộc khảo cổ học Chăm Pa-Óc Eo. Thông qua các phát hiện đó đã giúp các nhà quản lý lập quy hoạch bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, xếp hạng, khai thác nhiều di tích, di sản tiêu biểu như các di tích thời Trần (Nam Định), đàn Nam Giao (Thanh Hóa), đàn Xã Tắc (Thừa Thiên-Huế), tháp Dương Long (Bình Định)... Ngoài ra, các cuộc khai quật lớn để di dời các di tích ra khỏi vùng có dự án kinh tế lớn của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả như ở 62-64 Trần Phú (Hà Nội) và các di chỉ vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La, Vĩnh Yên (Khánh Hòa)... Khảo cổ học đã tiếp tục đóng góp thêm nhiều tư liệu mới cho hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc.
Sau 2 ngày thảo luận, trao đổi về các kết quả khai quật, nghiên cứu trong năm 2009, điểm chung dễ nhận thấy là nhiều vấn đề chưa thể "kết luận", mà lại mở ra những hướng mới, đòi hỏi tiếp tục đi sâu trong những năm tới. Liên tục có những đề xuất khai quật mở rộng được đưa ra. Nhiều kiến nghị được đưa ra tại hội nghị, như việc phải có một "chủ đề" riêng về khai quật khảo cổ học phục vụ công tác giải tỏa để giới khảo cổ chia sẻ kinh nghiệm, hay mỗi hội nghị hàng năm phải có kiến nghị với chính phủ về những vấn đề thiết thực với quản lý di sản... Phát biểu bế mạc hội nghị, PGS - TS Tống Trung Tín một lần nữa tha thiết đề xuất những người yêu di sản hợp tác cùng giới khảo cổ học để ngăn chặn tình trạng đào phá di chỉ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, bởi "Nếu không có di tích, di chỉ có nghĩa là khảo cổ học sẽ "chết". Nhiều di tích được khai quật khảo cổ học 1, 2 lần, sau đó nếu cơ quan quản lý của tỉnh không quan tâm thì một thời gian sau quay lại đã biến mất. Những nội dung cũng cần được tập trung trong thời gian tới được PGS Tín "điểm danh" gồm việc tiến hành quy hoạch khảo cổ học cho các tỉnh để phục vụ công tác bảo vệ và nghiên cứu; phải có những nhóm tác giả - đề tài đi sâu vào tổng kết các vấn đề của Khảo cổ học!
- 26/11/2009 10:00 - Thông báo hội thảo về khảo cổ học cộng đồng
- 26/11/2009 09:59 - Hội nghị thông báo khảo cổ học hàng năm năm 2009 sẽ diễn ra
- 26/11/2009 09:58 - Hội nghị lần thứ 19 của Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA)
- 26/11/2009 09:57 - Hội thảo về khảo cổ học cộng đồng
- 26/11/2009 09:56 - Hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2009 sắp diễn ra
- 26/11/2009 06:12 - Ông “khùng” ở Bát Tràng và kho báu 2.000 cổ vật
- 01/01/1970 07:00 - Bắc Kạn: Phát hiện dấu tích người tiền sử tại Ba Bể
Những Điều Kỳ Thú Về Khảo Cổ - Vũ Trụ (26/11/2009)
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 10:57
Cơ quan soạn thảo: Nxb Trẻ Tác Giả
Kích thước: 14,5x20,5 cm Trọng lượng : 518(gr)
Hình thức bìa: Bìa Mềm
Năm xuất bản: 2006
Số trang: 378
Những chuyển động của vỏ trái đất đã uốn cong các lớp bề mặt làm đá dưới biển nhô lên thành những ngọn núi. Khi núi bị mòn, các mẩu hóa thạch lộ ra và các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nó.
Giới thiệu về nội dung:
Những chuyển động của vỏ trái đất đã uốn cong các lớp bề mặt làm đá dưới biển nhô lên thành những ngọn núi. Khi núi bị mòn, các mẩu hóa thạch lộ ra và các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nó.
Thông qua những hóa thạch, những hiện vật từ những cuộc khai quật, con người đã dần dần khám phá ra lịch sử phát triển của vạn vật sống trên trái đất và lịch sử của chính mình, vẽ lên một bức tranh tổng quát từ quá khứ đến hiện tại...
Và những nhà khoa học của chúng ta đã tìm thấy những gì? Chúng ta cùng theo chân các nhà khảo cổ và các nhà khoa học trong cuốn sách "Những Điều Kỳ Thú Về Khảo Cổ - Vũ Trụ" này để tìm hiểu thêm
- 26/11/2009 11:10 - Di tích lịch sử- khảo cổ học Hắc Y (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:06 - Thạp đồng Đông Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:04 - Chămpa và khảo cổ Mỹ Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:02 - Nghiên cứu chữ viết cổ trên bia ký ở Đông Dương (26/11/2009)
- 26/11/2009 11:01 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2005 (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:55 - Khảo Cổ Học Vùng Duyên Hải Đông Bắc Việt Nam (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:53 - Các di tích hậu kỳ đá cũ và sơ kỳ đá mới ở Quảng Tây Trung Quốc trong mối quan hệ với Bắc Việt Nam (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:51 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2007 (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:49 - Dấu Tích Ngàn Năm Thăng Long Hà Nội (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:48 - Khảo Cổ Học (100 Câu Hỏi Về Gia Định Sài Gòn) (26/11/2009)
Khảo Cổ Học (100 Câu Hỏi Về Gia Định Sài Gòn) (26/11/2009)
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 10:48
Cơ quan soạn thảo: Nxb Văn Hoá Sài Gòn
Kích thước: 13,5x20,5cm
Trọng lượng: 321(gr)
Hình thức bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2007
Số trang: 273
Khảo Cổ Học (100 Câu Hỏi Về Gia Định Sài Gòn)
Khảo Cổ Học (100 Câu Hỏi Về Gia Định Sài Gòn)
- 26/11/2009 10:57 - Những Điều Kỳ Thú Về Khảo Cổ - Vũ Trụ (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:55 - Khảo Cổ Học Vùng Duyên Hải Đông Bắc Việt Nam (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:53 - Các di tích hậu kỳ đá cũ và sơ kỳ đá mới ở Quảng Tây Trung Quốc trong mối quan hệ với Bắc Việt Nam (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:51 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2007 (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:49 - Dấu Tích Ngàn Năm Thăng Long Hà Nội (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:46 - Bí ẩn khảo cổ thế giới (26/11/2009)
Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
Cơ quan soạn thảo: Văn hóa Thông tin
Kích thước: 23 x 28.5 cm
Hình thức bìa: Bìa cứng
Năm xuất bản: 2006
Số trang: 216
Những phát lộ của khảo cổ học dưới lòng đất Thăng Long từ những năm 1998, đặc biệt năm 2002-2003, đã đem lại một khối lượng di tích, di vật vô cùng phong phú và quý giá
Thăng Long là kinh đô cũ của các triều đại, núi sông tươi sáng, muôn vật phồn thịnh, hàng ngàn năm nay là nơi đại đô hội của nước ta
.
Hàng ngàn năm xưa ấy, lịch sử Kinh đô Thăng Long tuy còn lưu đọng trong những trang sử cũ, nhưng diện mạo của các cung điện, đền đài, lầu gác, miếu mạo cùng những vật dụng dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại như thế nào vẫn là điều bí ẩn và là mối quan tâm lớn của giới khoa học và dư luận.
Những phát lộ của khảo cổ học dưới lòng đất Thăng Long từ những năm 1998, đặc biệt năm 2002-2003, đã đem lại một khối lượng di tích, di vật vô cùng phong phú và quý giá. Các bí mật hàng ngàn năm ẩn mình trong lòng đất giờ đây đang dần được hé mở. Lịch sử Thăng Long - Hà nội - Thủ đô yêu dấu đang dần dần hiển diện ngày một rõ nét qua những khám phá của khảo cổ học.
Nhóm tác giả của Viện Khảo cổ học và một số cộng sự tiếp tục biên soạn cuốn sách ảnh Hoàng thành Thăng Long nhằm giới thiệu một số hình ảnh Thăng Long qua những phát hiện của khảo cổ học trong thời gian qua
- 13/12/2010 10:34 - GIẢI THƯỞNG SÁCH VIỆT NAM NĂM 2010 (13/12/2010)
- 01/09/2010 10:42 - Khảo cổ học bình dân Nam bộ - Việt Nam, từ thực nghiệm đến lý thuyết (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:40 - Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:36 - Các Nền Văn Hóa Khảo Cổ Tiêu Biểu Ở Việt Nam (01/09/2010)
- 23/08/2010 10:44 - Sách mới: Sách (23/08/2010)
- 26/11/2009 11:15 - Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:12 - Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:10 - Di tích lịch sử- khảo cổ học Hắc Y (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:06 - Thạp đồng Đông Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:04 - Chămpa và khảo cổ Mỹ Sơn (25/11/2009)
Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La (25/11/2009)
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 11:15
Cơ quan soạn thảo: NXB Khoa học xã hội
Kích thước: 14x20 cm, 400(gr)
Hình thức bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2005
Số trang: 437
Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La
|
||||||||||||||||
|
- 01/09/2010 10:42 - Khảo cổ học bình dân Nam bộ - Việt Nam, từ thực nghiệm đến lý thuyết (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:40 - Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:36 - Các Nền Văn Hóa Khảo Cổ Tiêu Biểu Ở Việt Nam (01/09/2010)
- 23/08/2010 10:44 - Sách mới: Sách (23/08/2010)
- 26/11/2009 11:17 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:12 - Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:10 - Di tích lịch sử- khảo cổ học Hắc Y (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:06 - Thạp đồng Đông Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:04 - Chămpa và khảo cổ Mỹ Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:02 - Nghiên cứu chữ viết cổ trên bia ký ở Đông Dương (26/11/2009)
Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 11:12
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Hình thức bìa:
Năm xuất bản: 2009
Số trang: 343
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc ở Việt Nam. Văn hóa tiền sử và sơ sử Tuyên Quang là một trong những mảng màu văn hóa đặc sắc của cư dân cổ ở miền núi phía Bắc nước ta.
Giới thiệu:
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc ở Việt Nam. Văn hóa tiền sử và sơ sử Tuyên Quang là một trong những mảng màu văn hóa đặc sắc của cư dân cổ ở miền núi phía Bắc nước ta. Đã gần một thế kỷ trôi qua kể từ khi nhà địa chất kiêm khảo cổ học người Pháp là H. Mansuy phát hiện ra di chỉ tiền sử Bình Ca bên bờ sông Lô, Tuyên Quang, đến nay, ở Tuyên Quang đã phát hiện hơn 30 di chỉ khảo cổ học thời tiền sử và sơ sử, trong đó có gần 10 di chỉ đã được khai quật hoặc đào thám sát. Các nhà khảo cổ học đã thu được hàng chục di tích bếp, mộ táng; hàng nghìn công cụ lao động bằng đồng, đá; hàng nghìn mảnh gốm. Đó là nguồn sử liệu vật thật quan trọng cho phép phác dựng bức tranh tiền sử và sơ sử Tuyên Quang.
Hơn hai mưoi năm qua, các tác giả đã tiến hành nhiều đợt điều tra, khảo sát, khai quật và nghiên cứu các di tích đá cũ trên các đồi gò, các di tích từ sơ kỳ đến hậu kỳ đá mới trong hang động và trên các thềm sông, tìm kiếm các di tích Tiền Đông Sơn và Đông Sơn trên đất Tuyên Quang. Trong số những phát hiện và nghiên cứu đó, đáng chú ý là một số phát hiện quan trọng có liên quan đến các giai đoạn tiền sử lớn: phát hiện đá cũ ở Hàm Yên là một trong những hợp nguồn của văn hóa Sơn Vi hậu kỳ đá cũ; khai quật hang Phia Vài cùng với những đóng góp to lớn của nó trong việc nhận thức văn hóa Hòa Bình trên các khía cạnh khảo cổ học ở vùng núi Việt Bắc; khai quật hang Phia Muồn làm rõ đặc trưng văn hóa thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới ở Tuyên Quang cùng với những biến đổi về kinh tế, xã hội so với thời trước đó. Phát hiện di chỉ cư trú của cư dân cổ ở Bãi Soi hay ở Thiện Kế cho ta thấy, ở vào giai đoạn Tiền Đông Sơn các cư dân cổ Tuyên Quang có mối quan hệ rất chặt chẽ với các cư dân văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Gò Mun. Quan trọng hơn cả là phát hiện những di tích, di vật văn hóa Đông Sơn trên đất Tuyên Quang đã cung cấp cho ta những cơ sở khoa học để cho rằng, Tuyên Quang đã đóng góp vào dòng chảy chung – văn hóa Đông Sơn, tạo nên nền văn minh Đông Sơn rực rỡ.
Sách dày 343 trang, trong đó có 40 trang phụ bản minh hoạ bản vẽ và ảnh được phân bố trong 6 chương: Chương một - Tuyên Quang: thiên nhiên và con người; Chương hai - Những dấu tích người nguyên thủy thời đại đá cũ ở Tuyên Quang; Chương ba - Các di tích sơ kỳ đá mới Tuyên Quang; Chương bốn - Tuyên Quang trước ngưỡng cửa văn mính – Thời kỳ đá mới – sơ kỳ kim khí; Chương năm - Tuyên Quang thời các vua Hùng dựng nước; Chương sáu - Tiền sử - sơ sử Tuyên Quang trong bối cảnh rộng hơn.
Từ những kết quả nghiên cứu văn hoá tiền sử và sơ sử Tuyên Quang, công trình đã có đóng góp mới vào nhận thức về văn hoá tiền-sơ sử của cư dân cổ vùng núi phía Bắc Việt Nam.
- 01/09/2010 10:40 - Di chỉ tiền sử Cái Bèo, đảo Cát Bà (01/09/2010)
- 01/09/2010 10:36 - Các Nền Văn Hóa Khảo Cổ Tiêu Biểu Ở Việt Nam (01/09/2010)
- 23/08/2010 10:44 - Sách mới: Sách (23/08/2010)
- 26/11/2009 11:17 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:15 - Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:10 - Di tích lịch sử- khảo cổ học Hắc Y (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:06 - Thạp đồng Đông Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:04 - Chămpa và khảo cổ Mỹ Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:02 - Nghiên cứu chữ viết cổ trên bia ký ở Đông Dương (26/11/2009)
- 26/11/2009 11:01 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2005 (26/11/2009)
Di tích lịch sử- khảo cổ học Hắc Y (25/11/2009)
Thứ năm, 26 Tháng 11 2009 11:10
Cơ quan soạn thảo: Sở Văn hoá Thông tin Yên Bái
Kích thước: 14,5x20,5cm
Hình thức bìa: Bìa cứng
Năm xuất bản: 2008
Số trang: 200
Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái
Nơi xuất bản: Sở Văn hoá Thông tin Yên Bái
Năm xuất bản: 2008
Số trang: hơn 200
Kích thước: 14,5x20,5cm
Hình thức bìa: bìa cứng
- 01/09/2010 10:36 - Các Nền Văn Hóa Khảo Cổ Tiêu Biểu Ở Việt Nam (01/09/2010)
- 23/08/2010 10:44 - Sách mới: Sách (23/08/2010)
- 26/11/2009 11:17 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:15 - Khảo Cổ Học Tiền Sử Và Sơ Sử Sơn La (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:12 - Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:06 - Thạp đồng Đông Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:04 - Chămpa và khảo cổ Mỹ Sơn (25/11/2009)
- 26/11/2009 11:02 - Nghiên cứu chữ viết cổ trên bia ký ở Đông Dương (26/11/2009)
- 26/11/2009 11:01 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2005 (26/11/2009)
- 26/11/2009 10:57 - Những Điều Kỳ Thú Về Khảo Cổ - Vũ Trụ (26/11/2009)