Khai quật nền văn minh bị `chôn vùi` ở Amazon

Khai quật nền văn minh bị `chôn vùi` ở Amazon

 

 

Các nhà khoa học mới đây khám phá hàng trăm khối hình học nằm sâu dưới lòng đất trong khu vực Amazon, được cho là thuộc sở hữu của nền văn minh cổ xưa chưa từng được biết đến.

Khai quật nền văn minh bị `chôn vùi` ở Amazon

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hơn 200 khối hình dưới lòng đất như hình tròn, hình vuông được nối bằng những đường thẳng. Chúng có “tuổi đời” khoảng 1.283 năm sau Công nguyên, một số khác có số năm tồn tại ít hơn, vào khoảng 200 năm sau Công nguyên.

Các khối hình này được tìm thấy ở một khu vực có diện tích kéo dài hơn 241 km, bao trùm cả phía Bắc Bolivia và bang Amazon của Brazil.

Những khối hình đầu tiên được khai quật từ năm 1999, sau khi một vùng rừng nguyên thủy lớn được khai khẩn để dùng cho chăn thả gia súc. Được chạm khắc từ khối đất sét màu mỡ của vùng Amazon, các công trình này có chiều rộng trung bình 9,14 m, sâu 3,05 m và cao 0,91 m. Vòng tròn lớn nhất được tìm thấy cho đến nay có đường kính lên tới 304,8 m.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phân tích tất cả các kết quả tìm được trên tạp chí Di tích cổ. Họ cho biết, hầu hết các công trình này tụ lại thành một cụm trong một khu vực tương đối bằng phẳng có độ cao khoảng 200 m trên thượng lưu sông. Điều này sẽ đem lại lợi thế phòng thủ cho cư dân sống ở đây.

Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra giả thuyết rằng, các công trình này có vai trò trong các nghi lễ cổ xưa, do các hình dáng mang tính chất tượng trưng mà nền văn minh đó để lại.

Đồng tác giả nghiên cứu Denise Schaan, đến từ ĐH Liên bang Para, Brazil, cho biết: “Dù các công trình này dùng để phòng thủ hay nghi lễ thì chúng cũng nói lên rằng, trước đây khu vực này rất đông dân cư và họ đã định cư ở đây trong một thời gian dài”.

Bà Schaan cũng cho biết thêm, ít nhất có khoảng 300 người tham gia vào việc xây dựng một khối hình, do đó dân số của nền văn minh này có thể lên tới hơn 60.000 người.

Việc khai quật tại một số điểm cũng tiết lộ các bằng chứng về môi trường sống, bao gồm cả nghệ thuật làm gốm, hay các mảnh đá và than chì.

Các kết quả này đã xóa bỏ những kết luận của các nghiên cứu trước đó rằng khu vực này chỉ đủ chỗ cho một làng nhỏ người sinh sống, thay vào đó khu vực này lại ẩn chứa một tổ hợp xã hội tương đối phức tạp. Nền văn minh này có thể đã bị “xóa sổ” bởi các dịch bệnh do những đội quân xâm chiếm mang đến từ 500 năm trước.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8569144
Số người đang online: 24