Câu lạc bộ khoa học Viện Khảo cổ học tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Dinh dưỡng của con người và động vật qua nghiên cứu Isotope”
Trình bày: Dafne Kautamanis (Đại học Wollongong, Australia)
Thời gian: 14h30’ ngày 10 tháng 11 năm 2017 (Thứ 6)
Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học - số 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Kính mời các Quý vị quan tâm đến tham dự.
 
- Tác giả: Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh
- Nxb: Thanh Hóa - 2017
- Khổ sách: 14,5 x 20,5cm
- Số trang: 148 trang
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo là cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm lâu dài nhất, nhiều hy sinh gian khổ nhất của dân tộc ta tính từ đầu thế kỷ XV về trước.

Theo “Lam Sơn thực lục”, mục các công thần trận vong, trong mười năm kháng chiến gian khổ, nghĩa quân Lam Sơn đã hy sinh 46 dũng tướng, tiêu biểu có gia đình lê Lai, cả 5 anh em, cha con, bác cháu đều quên mình hy sinh vì nước. Sự hy sinh của Lê Lai không chỉ cứu Bình Định Vương Lê Lợi mà còn cứu cả nghĩa quân Lam Sơn khỏi bị tiêu diệt. Anh trai Lê Lai là Lên Lan, hai con trai là Lê Lư, Lê Lô đều hy sinh anh dũng khi đánh vây thành Nghệ An năm Ất Tỵ (1425). Người con trai út của Lê Lai là Lê Lâm theo cha và hai anh tham gia quân khởi nghĩa, lập được nhiều công lớn, năm Kỷ Hợi, Thuận Thiên thứ 3, làm tướng tiên phong đánh giặc Ai Lao, hy sinh ở động Hồng Di. Như thế là nhà Lê Lai, cả bốn cha con đều hy sinh vì nước.

Tiến tới kỷ niệm sáu trăm năm ngày khởi nghĩa Lam Sơn và 600 năm ngày mất của Trung Túc Vương Lê Lai, được sự giúp đỡ của dòng họ Lê Công thần xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhóm tác giả biên soạn cuốn sách “Gia tộc Trung Túc vương Lê Lai” nhằm giới thiệu tới bạn đọc về tinh thần yêu nước, tấm gương chiến đấu hy sinh anh dũng của Lê Lai và các con ông trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh cũng như hậu duệ của ông sau này trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh
- Nxb: Hồng Đức - 2015
- Khổ sách: 14,5 x 20,5cm
- Số trang: 136 trang
Cuốn sách giới thiệu về lăng mộ, bia ký, toàn văn cả phiên âm, dịch nghĩa của các vị vua và hậu thời Lê Sơ như vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Hoàng thái hậu Ngô Thi Ngọc Dao, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông v.v…, đồng thời qua nội dung văn bia, chúng ta sẽ biết được chính xác về thân thế, sự nghiệp của các vị vua và hậu từng được an táng tại Lam Kinh.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Sinh học của Hiệp hội Hoàng Gia (Philosophical Transactions of the Royal Society B), các cư dân cổ bắt đầu ảnh hưởng có hệ thống đến tiến hóa của các cây trồng từ khoảng  30,000 – 10,000 năm sớm hơn suy nghĩ trước đó của các nhà khoa học.


Lúa mạch  (Hordeum vulgare). Image credit: Cliff.
Thực vật hoang dại chứa một gen làm phát tán hoặc làm vỡ hạt của chúng và phát tán một cách rộng rãi.
Khi một cây bắt đầu được thu hoạch trên phạm vi rộng, hoạt động con người làm thay đổi tiến hóa của nó, thay đổi gen này và khiến cho cây đó giữ lại hạt thay vì phát tán chúng – do đó làm cho nó thích nghi với môi trường nhân tạo và dần dần hình thành nông nghiệp.
Giáo sư Robin Allaby và các đồng nghiệp của ông từ đại học Luân Đôn, đại học Tsukuba và Warwick đã nghiên cứu trên các tàn tích thực vật cổ:  lúa mì Địa Trung Hải, lúa mì Âu – Á, lúa và lúa mạch và cho biết chúng  có chứa các gen “không làm vỡ hạt ”.
Họ nói rằng “Các trình bày của chúng tôi đó là các cây trồng đã thích nghi với sự thuần hóa theo cấp số nhân khoảng 8,000 năm cách ngày nay, với sự xuất hiện nổi trội của kĩ thuật canh tác, không chỉ vậy,  sự chọn lọc này đã thay đổi theo thời gian.”
 “Điều này xác định nguồn gốc của các áp lực chọn lọc dẫn đến sự thuần hóa cây trồng sớm hơn nhiều, và trong các thời kỳ địa chất được coi là không thuận lợi  cho trồng trọt.”
Ở Tell Quaramel, khu vực phía bắc Syria hiện nay, nghiên cứu này đã chỉ ra lúa mì Địa Trung Hải (Triticum monococcum) đã bị ảnh hưởng cách đây khoảng 30,000 năm cách ngày nay.
 
Ngoài ra, lúa mì cổ Âu – Á (Triticum dicoccon) được chứng minh là đã bị ảnh hưởng cách đây 25,000 năm ở miền nam LeVant, lúa mạch (Hordeum vulgare)  cũng thuộc vùng này là trên 21,000 năm cách đây, và lúa (Oryza sativa) ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á hơn 13,000 năm cách đây.
 
Nhóm các nhà khoa học trên cũng nói rằng “Việc minh họa các cây trồng được thuần hóa cách đây 30.000 năm chứng minh cho sự tồn tại dày đặc các quần thể  dân số tại thời điểm này”.
Theo Giáo sư Allaby “ Nghiên cứu này thay đổi bản chất tranh luận về nguồn gốc  nông nghiệp, nó chỉ ra các quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài dẫn đễn sự thuần hóa – đặt chúng vào thế giới tự nhiên, ở đó chúng ta có nhiều loài ví dụ các loài kiến đã thuần hóa nấm ”.
_____
Robin G. Allaby et al. 2017. Geographic mosaics and changing rates of cereal domestication. Phil. Trans. R. Soc. B 372 (1735); doi: 10.1098/rstb.2016.0429
 
       Theo (http://www.sci-news.com/archaeology/cereal-domestication-earlier-than-thought-05356.htm)                                                                                           
 
 
                                                                                                                                                                           Người dịch : Tran Minh
- Tác giả: Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
- Nxb: Khoa học xã hội - 2017
- Khổ sách: 19x27 cm

- Số trang: 726 trang

Cuốn sách là kỷ yếu của Hội nghị thông báo Khảo cổ học năm 2016 do Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với tỉnh Phú Thọ đồng tổ chức, diễn ra tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nội dung gồm 305 bài viết của các tác giả khác nhau thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học trên toàn quốc trong năm 2016.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Huyền Quang, Xuân Khôi, Đạt Chí
- Nxb: Hồng Đức - 2015
- Khổ sách: 13 x 20,5cm
- Số trang: 187tr
 
Nội dung: Cuốn sách nêu ra mối quan hệ trong lịch sử giữa hai dân tộc Việt - Hoa từ thời thượng cổ đến thời đại cận kim. Gồm 3 phần: 1/ Những cuộc bang giao về thượng cổ thời đại; 2/ Mối bang giao Việt Hoa trong thời đại tự chủ; 3/ Mối bang giao Việt Hoa về thời đại cận kim.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
 
 
Tác giả: Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án, người dịch: Trúc Khê
Nxb: Khoa học xã hội- 2016
- Khổ sách: 13 x 20,5cm
- Số trang: 230 trang
Nội dung: Bộ Tang thương ngẫu lục do hai ông Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cùng soạn về năm Gia Long, chép những chuyện lặt vặt trong triều, ngoài nội mà hai ông đã nghe hoặc thấy từ khoảng cuối Lê trở về trước. Toàn bộ gồm có 90 chuyện, chia làm hai quyển, quyển trên 40 chuyện, quyển dưới 50 chuyện. Hai ông sinh hồi cuối lê, cái khoảng đời đã xảy ra rất nhiều những việc bể dâu biến đổi, mà bộ sách này chép nhiều câu chuyện biến thiên của hồi ấy.

xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Chiều 28-9, tại TP Thanh Hóa, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa khai mạc Hội nghị thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 52 tại Khách sạn Central – Lô 01, Đại lộ Nguyễn Hoàng, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
jos_0550.jpg
TS Nguyễn Gia Đối (Phó Viện trưởng) giới thiệu chương trình Hội nghị
jos_0554.jpg
PGS.TS Bùi Nhật Quang phát biểu khai mạc Hội nghị
Tới dự có các đồng chí: PGS.TS Bùi Nhật Quang (Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); Ông Phạm Đăng Quyền (Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh); PGS.TS Nguyễn Giang Hải (Viện trưởng Viện Khảo cổ học) cùng đông đảo các nhà khoa học trong nước.
Theo ban tổ chức, năm nay hội nghị đã nhận được trên 312 bài viết về các nội dung: Khảo cổ học tiền sử (99 bài), Khảo cổ học lịch sử (159 bài), Khảo cổ học Champa – Óc Eo (40 bài), Khảo cổ học dưới nước (11 bài). Đây là những phát hiện mới di tích, di vật đến những nghiên cứu chuyên sâu về nhiều vấn đề xuyên suốt từ thời Tiền sử đến Lịch sử.
Khai mạc Hội nghị, PGS.TS Bùi Nhật Quang khẳng định Hội nghị là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học chia sẻ các kết quả nghiên cứu, đồng thời là cơ hội để các nhà khoa học, nhất là nhà khoa học trẻ tiếp cận, học hỏi các thế hệ đi trước nhằm hoàn thiện năng lực nghiên cứu khoa học của mình. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Viện Khảo cổ học trong việc đưa Hội nghị Khảo cổ học hàng năm về các địa phương, như là một hoạt động quảng bá cho ngành khảo cổ học Việt Nam vừa là cơ hội để mọi người đến được nhiều hơn với khảo cổ học Việt Nam.
Phát biểu chào mừng hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền khẳng định, nhận thức được vai trò to lớn của Di sản văn hóa, nhất là lĩnh vực Khảo cổ học đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thanh Hóa luôn quan tâm chăm lo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, các danh lam thắng cảnh. Đồng thời tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư về việc gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên. Hội nghị là cơ hội để Thanh Hóa mở rộng giao lưu, hợp tác, quảng bá những nét đẹp văn hóa độc đáo của vùng đất và con người xứ Thanh tới bạn bè trong và ngoài nước; là cơ hội để tỉnh nghiên cứu, tham khảo, vận dụng vào việc quyết định các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển văn hóa của tỉnh trong những năm tới.
Đánh giá về Hoạt động nghiên cứu khaỏ cổ học toàn quốc năm 2017, PGS.TS Bùi Văn Liêm (Tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học) cho rằng các nghiên cứu khoa học đã bổ sung những tư liệu rất mới/quý trong nghiên cứu diễn trình hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam, sự xuất hiện và hoàn thiện con người Việt Nam. Góp phần xứng đáng vào việc nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam. Những thông báo của chúng ta cùng chung mục tiêu nghiên cứu quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông. Những tư liệu từ các nhà khoa học là minh chứng khẳng định và bảo về vững chắc chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Sau phiên khai mạc, Hội nghị tiếp tục thảo luận tại các tiểu ban cho tới 16h30 ngày 29/9. Ngày 30/9 các đại biểu sẽ đi tham quan di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Tin, ảnh: Nguyễn Thơ Đình

- Tác giả: Đông Hào, Trương Sỹ Hùng, Hàn Khánh (dịch)

Nxb: Thế Giới - 2016

- Khổ sách: 14,5 x 20,5cm

- số trang: 281tr

Nội dung cuốn sách: Đây là bản dịch do các tác giả dịch từ tiếng Hán, sách chép các việc người Pháp đến xâm lược đánh chiếm nước ta, chép các việc xảy ra từ năm Đinh Mùi, mùa xuân tháng 2, niên hiệu Thiệu Trị thứ bảy (1847) việc hai chiến thuyền Pháp vào Đà Nẵng, việc người Pháp đưa vua Hàm Nghi sang đày ở An-giê-ri… Tác giả cho rằng có thể coi đây là một bộ dã sử về thời quân Pháp mới xâm lược nước ta.
Xin trân trọng giới thiệu!

Ngô Thị Nhung

Tác giả: Phạm Hoàng Quân (dịch)

-Nxb: Văn hóa - văn nghệ - 2017

- Số trang: 254tr

- Khổ sách: 16 x 24 cm
 

Bản dịch sơ thảo Xiêm La quốc lộ trình tập lục trước đây đã in trên Tạp chí Nghiên cứu và phát triển (Thừa Thiên Huế) số 8 năm 2013 dưới hình thức một “chuyên đề sử liệu Việt Nam”

Bản dịch và chú giải Xiêm La quốc lộ trình tập lục (Giao thông thủy bộ Việt - Xiêm năm 1810) lần này là sự bổ sung, hoàn thiện bản dịch sơ thảo năm 2013.
Xin trân trọng giới thiệu!

Ngô Thị Nhung

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9853299
Số người đang online: 10