- Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2016
- Tên đề tài: Nhóm di tích Hòn Ngò - Núi Hứa (Quảng Ninh) trong bối cảnh thời đại đá mới đông bắc Việt Nam
- Người thực hiện: Lưu Văn Phú - Viện Khảo cổ học
Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia
Năm xuất bản: 2014
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 507
Để giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về vùng đất Huế và vương triều Nguyễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế xuất bản cuốn sách: Huế và triều Nguyễn của GS.VS.NGND Phan Huy Lê. Đây cũng là một trong những món quà tinh thần mà Nhà xuất bản và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế dành tặng Giáo sư nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ông. 
 
Nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn từ lâu đã được các nhà nghiên cứu đặt ra và đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu. Tuy nhiên, cách nhìn nhận và đánh giá về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn lại hết sức khác nhau, thậm chí lên án gay gắt và "phủ định sạch trơn" mọi thành tựu của các cháu Nguyễn và vương triều Nguyễn. Năm 2008, Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX, do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vfa Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đồng tổ chức đã đánh giá lại "công và tội" của triều Nguyễn; phân tích một cách khách quan, trung thực, công bằng những thành tựu và hạn chế của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta.
   
Cuốn sách tập hợp hơn 20 công trình nghiên cứu, gồm các bài biết, bài phát biểu, giới thiệu của GS Phan Huy Lê về Huế và triều Nguyễn. Huế đã gắn bó với Giáo sư từ ngay sau khi đất nước thống nhất. Cho đến nay, trong kho tàng hơn 400 công trình nghiên cứu khoa học của mình, Giáo sư đã dành một dung lượng lớn để nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn. Đặc biệt là trong những năm gần đây, với cương vị là Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông đã đề xuất nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn để có cái nhìn toàn diện hơn, công bằng hơn đối với triều Nguyễn.
 
Xin giới thiệu đến đông đảo bạn đọc!
 

Theo thông tin từ PGS.TS Trình Năng Chung (Viện Khảo cổ học) sau đợt điều tra khảo cổ học tháng 3/2017, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang đã phát hiện một địa điểm có dấu tích mộ táng của người thời đại Kim khí trong hang động thuộc vùng núi đá vôi ở hang Nà Thắm, thôn Bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang.

Nà Thắm là một hang khá lớn, nằm dưới chân sơn khối đá vôi. Cửa hang thấp, hình vòm quay về hướng Tây chếch Nam, trông xuống một thung lũng rộng lớn - hiện là nơi cư trú của bà con Bản Bung với những cánh đồng trù phú. Toàn bộ khu vực này nằm trên độ cao trên 460m so với mực nước biển. Trước cửa hang có một con suối lớn chảy qua. Trần hang thấp, ít nhũ rủ. Diện tích mặt bằng hang rộng khoảng 150m2. Hang có vị trí tọa độ 22028,1’30,1’’ Vĩ tuyến Bắc, 105024,5’29,1’’ Kinh độ Đông. Hang có cửa hình vòm thấp quay hướng tây chếch nam, cửa hang khá nhỏ và thấp nhưng trong lòng hang thoáng và rộng. Đây là một hang động lớn với kết cấu khá đơn giản gồm một buồng lớn, nhiều ngách ăn sâu vào lòng núi. Bề mặt hang khá bằng phẳng trong lòng dốc xuôi dần từ đông sang tây. Đoàn khảo sát đã đào một hố thám sát diện tích 1m2 tại khu vực cửa hang.

Hiển thị IMG_0084.JPG

Cửa hang Nà Thắm (ảnh: Trình Năng Chung)

Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, dấu tích một khu mộ của người tiền sử tìm thấy chủ yếu gần khu vực cửa hang. Tầng văn hóa xuất lộ ở độ sâu 0,30m so với bề mặt hang. Di tích có một lớp văn hóa duy nhất dày khoảng 0,40m, có độ kết cấu khá mềm, độ ẩm lớn được hình thành bởi đất á sét trong hang đá có màu xám sẫm, xen lẫn di vật khảo cổ. Đoàn đã phát hiện hàng chục di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ gốm và ít đồ đá cùng những mảnh xương, răng người. Những di vật này phát hiện được dưới lớp đá tảng lát kè phía trên.

Hiển thị IMG_0056 (1).JPG
Gốm thô văn hóa Gò Mun phát hiện tại hang Nà Thắm (ảnh: Trình Năng Chung)

Các mảnh gốm tìm thấy thuộc về nhiều cá thể gốm khác nhau, đó là những mảnh thân nồi, vò. Đồ gốm có kích cỡ miệng trung bình từ 25 - 30cm. Phần lớn những mảnh gốm đều có trang trí hoa văn, chủ yếu là văn thừng mịn. Đáng chú ý là có mảnh thân và mảnh miệng gốm được trang trí hoa văn hình vòng tròn nhỏ còn gọi là văn in hình "cuống rạ". Đây là loại hoa văn khá phổ biến của đồ gốm giai đoạn Gò Mun thuộc thời đại Kim khí. Một số mảnh gốm khác có hoa văn khắc vạch những đường chéo song song hoặc hình răng cưa. Một số mảnh gốm mang dấu vết ám khói màu đen sẫm, dấu tích của chiếc nồi đã qua sử dụng.

Đặc biệt chú ý là đã tìm thấy chiếc răng và những đoạn xương người bên trong một mảnh miệng đồ gốm, cùng chiếc bàn mài bằng đá. Đoàn cũng phát hiện xương người trong nồi gốm vỡ có những hoa văn tương tự như đồ gốm trong hố đào thám sát. Một số mảnh gốm vỡ có xương kèm theo.

Đây là lần đầu tiên Tuyên Quang phát hiện được khu mộ thời kim khí trong hang động. Căn cứ vào hiện trạng lớp văn hóa, hiện vật, bước đầu có thể cho rằng hang Nà Thắm là khu mộ của cư dân thời đại kim khí, có niên đại khoảng gần 3.000 năm cách nay. Cư dân cổ nơi đây chôn người chết trong hang, trong những nồi vò gốm, bên trên có lát đá phủ để đánh dấu. Hiện các cơ quan chức năng đang có kế hoạch nghiên cứu và khai quật hang này trong thời gian tới.

Trình Năng Chung, Nguyễn Thơ Đình

- Tác giả: Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Kim Sơn và một số tác giả
- Nxb: Hà Nội - 2010, 
- Số trang: 1227trang.
Sách do cụ Mai Phong Đặng Xuân Khanh soạn xong ngày 12 tháng 2 năm 1956 tại Học viện Viễn Đông bác cổ.
Nội dung sách chia làm nhiều phần như: Thăng Long Cổ tích khảo tịnh hội đồ, Tây hồ chí, Thăng Long cổ tích khảo, Hà Đông xã thôn trang trại bạ, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách, Sơn Tây quận huyệ bị khảo, Sơn Tây tỉnh chí, các trấn tổng xã danh bị lãm, Bắc Thành địa dư chí lục ….

Tập sách tổng hợp được những tư liệu của một số thư tịch Hán Nôm liên quan đến Hà Nội như: ghi được tên 17 trong số 21 cửa ô của thành Đại La xưa; Ghi được lớp địa danh của Hà Nội đầu thời Nguyễn, trong đó huyện Thọ Xương gồm 8 tổng, 183 phường, thôn, trại; Huyện Vĩnh Thuận gồm 5 tổng, 26 phường, thôn; 3/ Ghi được tên 36 phường của Thăng Long thời Lê. Sau đó kê các phường phố và chú giải tên Nôm hiện tại của từng phố, đồng thời cho biết mỗi phố bán loại hàng đặc trưng gì.
Đây là nguồn tư liệu quý giúp chúng ta rất nhiều trong việc nghiên cứu địa danh của phố cổ Hà Nội.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Ngô Thị Nhung         

Nhà xuất bản: Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm xuất bản: 2014
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 300

 
Trong tiến trình lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta, thời Trần là giai đoạn rực sáng chiến công đánh đuổi quân xâm lược; đồng thời đây là giai đoạn tư tưởng Việt Nam phát triển rực

 rỡ với những nét độc đáo. Chính sự phát triển rực rỡ của tư tưởng là cội nguồn sức mạnh tạo nên thời đại huy hoàng của quốc gia Đại Việt thời Trần. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài tập 4 trong bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện vấn đề này.
Kế thừa những thành tựu khoa học của những người đi trước và giới hạn trong mục tiêu nghiên cứu của mình, tác giả đi sâu tìm hiểu thêm ở một số tư tưởng chủ yếu về chính trị - xã hội, về quân sự, về Phật giáo, nhất là tư tưởng Thiền; đồng thời tập hợp, hệ thống hóa những tư tưởng thời Trần để từ đó tìm ra những đặc điểm chung của tư tưởng thời kỳ này và xem xét nó trong tiến trình lịch sử dân tộc, cuối cùng đề cập đến việc kế thừa, phát huy những gía trị tinh thần của dân tộc trong đời sống xã hội hiện nay.
 

Trong tiến trình lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta, thời Trần là giai đoạn rực sáng chiến công đánh đuổi quân xâm lược; đồng thời đây là giai đoạn tư tưởng Việt Nam phát triển rực rỡ với những nét độc đáo. Chính sự phát triển rực rỡ của tư tưởng là cội nguồn sức mạnh tạo nên thời đại huy hoàng của quốc gia Đại Việt thời Trần. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài tập 4 trong bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện vấn đề này.
 

Cuốn sách Tư tưởng Việt Nam thời Trần của Tiến sĩ Trần Thuận là công trình đầu tiên hệ thống hóa và đi sâu nghiên cứu những khía cạnh nổi bật của tư tưởng thời Trần như: tư tưởng yêu nước, tư tưởng thân dân, tư tưởng pháp quyền, tư tưởng quân sự, tư tưởng Thiền,... Ở mỗi khía cạnh tư tưởng, tác giả giới thiệu những nội dung chính và cơ sở hình thành của nó, nhân vật tiêu biểu và những nét đặc trưng cơ bản, sự tác động của tư tưởng vào đời sống xã hội. Theo tác giả, tư tưởng yêu nước là tư tưởng chủ đạo, thấm đẫm tính truyền thống, là cội nguồn sức mạnh đưa dân tộc ta vượt qua những thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Tư tưởng thân dân – nét đặc sắc trong xã hội quân chủ thời Trần; tư tưởng chiến tranh nhân dân, “phụ tử chi binh”, “dĩ đoản chế trường”,… của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là nền tảng để xây dựng quân đội hùng mạnh, đoàn kết trên dưới một lòng, ba lần đánh bại quân xâm lược Mông - Nguyên hung hãn và hiếu chiến. Tư tưởng Thiền - đặc biệt là tinh thần nhập thế tích cực của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, với các Thiền sư, nhà Thiền học tiêu biểu như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Phật hoàng Trần Nhân Tông,… đã phát triển và lan tỏa tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội Việt Nam thời Trần.

 

Tác giả cũng đã dành một phần đáng kể của cuốn sách để chỉ rõ sự kế thừa, phát triển những giá trị tư tưởng thời Trần trong những giai đoạn tiếp sau, đặc biệt trong thời đại Hồ Chí Minh, đồng thời chỉ ra những khía cạnh cần tiếp tục phát huy trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hôm nay và mãi mãi về sau.

Nhà xuất bản: Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2015
Kích thước: 13,5x21cm
Số trang: 329
Cuốn sách bao gồm những phần nghiên cứu khá chi tiết: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tư tịch Việt Nam; Sự xuất hiện thư tịch của thời kỳ đầu ở Việt Nam; Các chất liệu và các phương thức tạo ra thư tịch; Thư tịch viết bằng chữ Hán, chữ Nôm trong các giai đoạn lịch sử; Thư tịch viết bằng chữ Quốc ngữ bước song hành và tiếp nối thư tịch Hán nôm.

Lịch sử thư tịch Việt Nam kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những tác giả, tác phẩm trong và ngoài nước, với phương pháp diễn tiến theo trình tự lịch sử, nêu ra quá trình phát sinh, phát triển thư tịch Việt Nam, qua đó giúp đông đảo bạn đọc nắm một cách khái quát tình hình thư tịch nước ta.
Nội dung nghiên cứu của Lịch sử thư tịch Việt Nam là:
- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thư tịch Việt Nam
- Sự xuất hiện thư tịch của thời kỳ đầu ở Việt Nam
- Cấu tạo hay nói cách khác là các chất liệu và các phương thức tạo ra thư tịch
- Thư tịch viết bằng chữ Hán, chữ Nôm trong các giai đoạn lịch sử
- Thư tịch viết bằng chữ Quốc ngữ bước song hành và tiếp nối thư tịch Hán Nôm
Những vấn đế nêu trên được tập hợp thành 3 chương sách:
- Chương 1: Nguồn gốc và sự ra đời của thư tịch
- Chương 2: Thư tịch Hán Nôm trong các giai đoạn lịch sử
- Chương 3: Thư tịch dùng tự mẫu La tinh
Đình Tiền Lệ nằm trên địa phận thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc cổ được người xưa hưng công từ lâu đời và là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Di tích còn giữ được kiến trúc, sắc thái nghệ thuật thời Lê và được gọi theo tên thôn là đình Tiền Lệ. Nằm sát nội đô, nhưng đình Tiền Lệ xưa cũ như ở trong cổ tích: Hơn 70 năm chưa trùng tu, những sứt sẹo của thời gian vẫn còn nguyên vẹn, cuộc sống hiện đại tưởng như ở rất xa. Về đây, xuôi theo con dốc nhỏ từ đê Song phương đổ xuống, đặt gót lên sân đình gạch cổ xù xì ta sẽ thấy thời gian như lùi lại theo từng bước chân. Ngước lên, ngợp mắt là một tòa đại đình già nua gân guốc, cũ kỹ đến hoang sơ - đẹp chùn chân với tường rêu, ngói sạt, song gỗ xiêu xiêu. Tổng thể hài hòa, thân thuộc - Khí sắc thanh tao, nhiều phần thoát tục - với 1 đàn linh thú rập rình trên mái đao, bờ chảy. Xuôi tiếp theo thần đạo, bước vượt thềm rồng, thấy dãy cột hiên nứt nẻ đứng hai bên, nghiêng mình che chống cho một nội thất âm u, vàng son thấp thoáng...

Đình Tiền Lệ đã được nhóm VR3D số hóa và tương tác 3D. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ 3D vào bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, di tích của Nguyễn Trí Quang, một bạn trẻ đến từ Hà Nội. Công trình được xem là giải pháp mang tính đột phá, mở hướng đi mới cho công tác bảo tồn văn hóa dân gian Việt Nam.

VR3D (Virtual Reality 3D - Thực tế ảo 3D) là công nghệ mô phỏng mọi vật chân thực hơn ngay trong trình duyệt web. Người dùng được toàn quyền tương tác, "xoay lật" mọi vật được hiển thị trong môi trường 3 chiều thực sự để quan sát ngay trong trình duyệt mà không cần cài đặt thêm phần mềm nào.
Di tích được số hóa 3D đem lại lợi ích ở rất nhiều mặt:
- Tòa đình từ nay sẽ trường tồn trong không gian VR3D.

- Người quản lý, tu bổ sẽ luôn có một tham chiếu chính xác với đầy đủ màu sắc, kích thước, mặt cắt ngay cả khi di tích thực đã hạ giải. Những sai lệch, biến dạng khi sửa chữa, trùng tu sẽ dễ dàng được phát hiện và điều chỉnh...

- Người nghiên cứu thỏa thích bóc tách, đo vẽ cấu kiện, xem bản dập của cả khu di tích .

- Người yêu di sản có thể tham quan từ bất cứ đâu.

- Những bản sao 3D chất lượng cao như tòa đình này còn là sự phòng ngừa (bảo hiểm) cho các di sản quí trước cuộc sống biến động, là hàng rào kỹ thuật ngăn trùng tu ẩu... 

- Lợi ích của tòa đình được số hóa 3D lan cả sang nhiều lĩnh vực khác như: mỹ thuật, khảo cổ, giáo dục...

Chất lượng kỹ thuật VR3D ở di tích Đình Tiền Lệ này hoàn toàn chưa từng có tiền lệ bởi: 

Chưa có công trình kiến trúc lớn nào được thực hiện 3D Scanning (đo quét 3D) với độ phân giải cao mà bao phủ hầu hết mọi ngóc nghách từ trong ra ngoài, ghi nhận từng thớ gỗ, kẽ gạch như ở công trình này.

Để tìm ra giải pháp thu thập đủ và xử lý tốt được lượng dữ liệu cực lớn của di tích này, nhóm VR3D của Nguyễn Trí Quang mất hơn 2 năm liên tục thử nghiệm, hơn 4 tháng dốc sức thi công, nhiều lần tưởng như bỏ cuộc.Trải qua rất nhiều thời gian, cuối cùng nhóm VR3D đã hiện thực hóa ước mơ: "3D hóa toàn diện, lưu giữ hiện trạng, tạo ra bảo hiểm về kỹ thuật cho các di tích lớn".
Việc làm của nhóm VR3D có ý nghĩa và giá trị to lớn đối với di sản văn hóa của dân tộc.  Website Viện Khảo cổ học đã cộng tác cùng nhóm VR3D để quảng bá các sản phẩm về di tích, di vật văn hóa dân tộc góp phần cho nghiên cứu văn hóa, mỹ thuật, khảo cổ, giáo dục....

Nguyễn Thơ Đình

 
Rồng đá thềm trước điện Kính Thiên
 
Rồng đá thềm sau điện Kính Thiên

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9853675
Số người đang online: 19