Phát hiện nhiều hiện vật nghìn năm tuổi dưới lòng hồ

Phát hiện nhiều hiện vật nghìn năm tuổi dưới lòng hồ

 

 

Sau hai tháng khai quật giai đoạn 1 tại thôn Trà Veo 2, Trà Veo 3, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi), các chuyên gia khảo cổ học phát hiện nhiều hiện vật có niên đại hàng nghìn năm vùi sâu dưới lòng hồ Nước Trong.

alt

Hồ Nước Trong là công trình thủy lợi lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Qua khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hiện vật cổ xưa thuộc lớp văn hóa của cư dân đá cũ: công cụ ghè đẽo bằng đá có niên đại hơn 10.000 năm; lớp cư trú cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí gồm: đồ gốm, rìu đá mài lưỡi, cuốc rìu đá có vai, công cụ bàn mài, chày nghiền bằng đá… cách nay hơn 4.000 năm.

Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy tại đây hiện vật thuộc lớp muộn của cư dân Sa Huỳnh gồm 6 mộ nồi kèm theo đồ tùy táng khuyên tai hai đầu thú. Nồi gốm được dùng làm mộ táng nằm một cụm trong hố khai quật, có niên đại hơn 2.000 năm. Ngoài ra, các chuyên gia khai quật còn phát hiện ở lòng hồ Nước Trong lò luyện sắt của cư dân bản địa có niên đại khoảng thế kỷ thứ 6. Qua phân tích, mẫu than trong lò luyện sắt này cách nay hơn 1.400 năm.

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, Tiến sĩ sử học Đoàn Ngọc Khôi, Bảo tàng Quảng Ngãi cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy lớp cư dân đá cũ từng sinh sống, cư trú trên thượng nguồn sông Tang của Quảng Ngãi. Lớp văn hóa cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí đặc trưng về di vật đồ đá, gốm có mối quan hệ mật thiết với nền văn hóa hậu kỳ đá mới ở Tây Nguyên. Giai đoạn muộn Sa Huỳnh tại khu vực này cũng có mối quan hệ chặt chẽ với vùng Tây Nguyên”.

Tiến sĩ Khôi nhận định, căn cứ các hiện vật đồ đá, gốm đã khai quật nói trên, rõ ràng nơi đây có dòng chảy văn hóa từ Tây Nguyên chuyển dịch dần xuống phía Đông Trường Sơn; từ địa điểm thung lũng sông Tang chuyển xuống đồng bằng duyên hải; hình thành văn hóa Sa Huỳnh ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.


Các nhà khảo cổ học Quảng Ngãi đang phối hợp với chuyên gia của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam khẩn trương khai quật, di dời, thu hồi toàn bộ di sản văn hóa khảo cổ trong lòng hồ Nước Trong để bảo tồn, trưng bày tại các bảo tàng.

Trước tình hình này, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép lùi thời gian kết thúc khai quật điểm di tích này đến ngày 30/5, chậm hơn ba tháng so với kế hoạch.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8882531
Số người đang online: 14