- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh
- Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Số trang: 403tr
- Khổ: 16 x 24cm
Cuốn sách Tộc người và văn hóa Việt Nam của tác giả Ngô Đức Thịnh, viết về văn hóa tộc người, chủ yếu là các dân tộc thiểu số. Sau khi trình bày quan niệm của mình về văn hóa tộc người thể hiện trên ba cấp độ; văn hóa nhóm ngôn ngữ - tộc người, văn hóa tộc người và văn hóa nhóm địa phương của tộc người, tác giả phác họa bức tranh chung về diện mạo và nguồn gốc các tộc người, về một số tộc người và nhóm tộc người cụ thể, như Tày, Nùng, Thái, Khơ Me, Mảng, Thu Lao, Pa Dí…., đi sâu giới thiệu về một số hiện tượng văn hóa cụ thể, như trang phục, ăn uống, táng thức, văn hóa dân gian, nhạc khí, văn hóa và du lịch dân tộc…
Xin trân trọng giới thiệu!
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
- Nhà xb: Khoa học xã hội
- Năm xb: 2019
- Số trang: 1022tr
Trình bày khái quát chân dung người Việt trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với chính mình. Người Việt trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với những kiểu dạng cụ thể: người nông dân, người thành thị, người thợ thủ công, người buôn bán, nhà nho, người trí thức tân học… với các khía cạnh mưu sinh, ẩm thực, trang phục, đi lại, một số biểu hiện của văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần.
Xin trân trọng giới thiệu!
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ
- Nhà xb: Hà Nội
- Năm xb: 2022
- Số trang: 492 tr
 
Thăng Long - Kẻ Chợ thời Mạc - Lê Trung hưng” là công trình cuối cùng trong bộ sách “Các vương triều trên đất Thăng Long” do PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ là tác giả. Dưới thời Mạc - Lê Trung hưng (1527 - 1788), Thăng Long - Kẻ Chợ đã chứng kiến một giai đoạn lịch sử đầy biến động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của nước ta. Đây là giai đoạn duy nhất trong lịch sử nước ta ở trong tình trạng cùng một lúc có hai vua (Lê - Mạc), rồi hai chúa (Trịnh - Nguyễn), lại có cả vua lẫn chúa (vua Lê - chúa Trịnh), thậm chí còn phải kể đến cả sự tồn tại của chính quyền nhà Tây Sơn. Tất cả đều nói lên sự phức tạp, mâu thuẫn, đan xen giữa mô hình chính trị - hệ tư tưởng với thực thể đời sống. Bên cạnh đó, Đại Việt thời kỳ này còn có sự đương diện với thế giới bên ngoài, những quốc gia trong khu vực và những đối tác đến từ phương Tây.
Là một chuyên gia hàng đầu về giai đoạn lịch sử này, PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ đã đưa ra những bình luận, nhận định hết sức trung thực, khách quan giúp người đọc có được cái nhìn đa chiều, đa diện và đặc biệt là cảm nhận được phần hồn “Kẻ Chợ” đầy hưng thịnh của Thăng Long thời Mạc - Lê Trung hưng. 
 Xin trân trọng giới thiệu!
 
- Tác giả: PGS.TS. Vũ Văn Quân
- Nhà xb: Hà Nội
- Năm xb: 2022
- Số trang: 544 tr

Tồn tại trong lịch sử 175 năm, từ năm 1226 đến 1400, trải qua 13 đời vua với thời gian hưng thịnh xấp xỉ một thế kỷ rưỡi, Vương triều Trần có công rất lớn trong công cuộc phục hưng dân tộc một cách toàn diện trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố thống nhất quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của nền văn minh, đưa nước Đại Việt phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn. Sau khi nhận “chuyển giao quyền lực” một cách êm thấm từ họ Lý vào ngày 10 tháng 1 năm 1226, Vương triều Trần chính thức bước vào lịch sử Đại Việt, mở đầu những trang vàng chói lọi của một thời kỳ mới, đưa đất nước tiếp tục phát triển rực rỡ trên mọi lĩnh vực: Chính quyền trung ương được củng cố, tổ chức bộ máy quản lý đất nước được kiện toàn, nhanh chóng ổn định được tình hình hỗn loạn cuối đời Lý; nền kinh tế phát triển khá năng động với cả nông - công - thương nghiệp... Đặc biệt, vua tôi nhà Trần đã lãnh đạo quân dân Đại Việt anh dũng vượt qua ba lần xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên vào các năm 1258, 1285 và 1287 - 1288. Đây là thắng lợi của tinh thần đoàn kết toàn dân, “cả nước đồng lòng, anh em hòa thuận”, “vua sáng tôi trung”, của ý chí và quyết tâm của những hoàng đế, quý tộc anh hùng và đông đảo những người lính - dân binh anh hùng khắc trên tay hai chữ Sát Thát. 

Chắc chắn độc giả sẽ có cảm nhận thú vị về những giá trị lịch sử văn hóa Thăng Long - Hà Nội ngàn năm qua cuốn sách “Vương triều Trần (1226 - 1400)” của Nhà xuất bản Hà Nội.
Xin trân trọng giới thiệu!

- Tác giả: GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc
- Nhà xb: Hà Nội
- Năm xb: 2022
- Số trang: 588 tr
Cuốn sách “Vương triều Lê (1428-1527)” do GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, là cuốn sách thứ ba trong bộ sách “Các vương triều trên đất Thăng Long” được Nhà xuất bản Hà Nội đầu tư biên soạn, xuất bản.
Là một thời đoạn đặc biệt của lịch sử, Vương triều Lê sơ (1428-1527) được đánh giá là ngọn núi cao nhất trong dãy núi của chế độ phong kiến Việt Nam. Khác với nhà Lý, nhà Trần, Nhà Lê xác lập vương vị, trở thành vương triều có vầng hào quang rực rỡ đầy uy tín sau khi giải phóng dân tộc, củng cố chủ quyền đất nước và mở rộng lãnh thổ, đưa Đại Việt tiến lên trở thành một cường quốc trong khu vực lúc đó, khiến lân bang phải e dè, kính nể. Đây cũng là triều đại đạt được những thành tích lớn lao về kinh tế, quân phân ruộng đất để đảm bảo đời sống nhân dân ổn định, chấn chỉnh giáo dục khoa cử để đào tạo bồi dưỡng hiền tài làm nguồn nguyên khí quốc gia. Có thể nói, đây là công trình khoa học tập hợp và tổng kết tương đối đầy đủ, khách quan và chuẩn xác về một thế kỷ của Vương triều Lê (1428 - 1527), một trong ba vương triều rạng rỡ võ công, văn trị thời kỳ Văn hóa Thăng Long, Văn minh Đại Việt, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của kinh đô Đông Kinh - Thăng Long - Hà Nội. 
 Xin trân trọng giới thiệu!
 
- Tác giả: PGS.TS. Vũ Văn Quân
- Nhà xb: Hà Nội
- Năm xb: 2019
- Số trang: 1294 tr
- Khổ: 16 x 24cm
Trong Dự án Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, hạng mục Điều tra, sưu tầm tư liệu về văn hiến Thăng Long là một trong những nội dung trọng tâm, được chia thành hai nhiệm vụ cụ thể dưới hình thức Đề án (tư liệu trong nước và tư liệu ngoài nước). Đề án Điều tra, sưu tầm tư liệu trong nước do Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội (cơ quan chủ trì) và PGS.TS. Vũ Văn Quân (chủ nhiệm) tổ chức thực hiện. Ngoài điều tra, khảo sát, lập thư mục tư liệu tại các cơ quan lưu trữ, các thư viện, các viện nghiên cứu, các trường đại học của trung ương và Hà Nội, hoạt động điều tra, khảo sát thực địa cũng được tiến hành. Ở Giai đoạn I của Dự án, công việc đã được triển khai tại 14 quận huyện thuộc thành phố Hà Nội trước thời điểm ngày 1 tháng 8 năm 2008. Bước sang Giai đoạn II của Dự án, công việc tiếp tục được thực hiện với 15 quận, huyện, thị xã mới hợp nhất vào thành phố Hà Nội sau ngày 1 tháng 8 năm 2008. Toàn bộ kết quả của cả hai giai đoạn được tổng hợp và phân loại, xây dựng thành các hồ sơ tư liệu theo quận, huyện, thị xã với tổng cộng 30 đơn vị (huyện Từ Liêm được tách ra thành lập 2 quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm từ năm 2014). Các bộ hồ sơ tư liệu trên được bổ sung vào kho dữ liệu về văn hiến Thăng Long, phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
Trên cơ sở nguồn tư liệu này, Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với PGS.TS. Vũ Văn Quân và các cộng sự tổ chức biên soạn bộ sách Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội, gồm 10 tập:
1.         Tập 1: Quận Ba Đình - quận Cầu Giây - quận Tây Hô
2.         Tập 2: Quận Hai Bà Trưng - quận Hoàn Kiếm - quận Hoàng Mai
3.         Tập 3: Quận Đống Đa - quận Bắc Từ Liêm - quận Nam Từ Liêm - quận Thanh Xuân
4.         Tập 4: Huyện Phú Xuyên - huyện Thanh Trì - huyện Thường Tín
5.         Tập 5: Quận Hà Đông - huyện Thanh Oai - huyện Ứng Hòa
6.         Tập 6: Huyện Chương Mỹ - huyện Mỹ Đức - huyện Quốc Oai
7.         Tập 7: Huyện Đan Phượng - huyện Hoài Đức - huyện Phúc Thọ
8.         Tập 8: Thị xã Sơn Tây - huyện Ba Vì - huyện Thạch Thất
9.         Tập 9: Quận Long Biên - huyện Gia Lâm - huyện Mê Linh
10.       Tập 10: Huyện Đông Anh - huyện Sóc Sơn
Bộ sách được kết cấu theo quận, huyện, thị xã và tùy theo dung lượng mà môi tập bao gồm từ 2 đến 4 đơn vị. Nội dung bộ sách giới thiệu những thông tin cơ bản nhất về vị trí địa lý, diên cách, những nét nổi bật về đời sống kinh tế, văn hóa, hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Bộ sách mang dáng dấp dạng địa chí văn hóa thu gọn, được trình bày theo tiêu chí thống nhất trong toàn bộ 584 đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn. Do tính chất của bộ sách, các quận, huyện, thị xã là độc lập nên việc sắp xếp các đơn vị trong từng quyển chỉ mang tính kỹ thuật, chủ yếu để hài hòa tương đối về dung lượng sách và phù hợp tương đối về địa dư.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Tác giả: PGS.TS. Vũ Văn Quân
- Nhà xb: Hà Nội
- Năm xb: 2019
- Số trang: 938tr
- Khổ: 16 x 24cm
Trong Dự án Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, hạng mục Điều tra, sưu tầm tư liệu về văn hiến Thăng Long là một trong những nội dung trọng tâm, được chia thành hai nhiệm vụ cụ thể dưới hình thức Đề án (tư liệu trong nước và tư liệu ngoài nước). Đề án Điều tra, sưu tầm tư liệu trong nước do Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội (cơ quan chủ trì) và PGS.TS. Vũ Văn Quân (chủ nhiệm) tổ chức thực hiện. Ngoài điều tra, khảo sát, lập thư mục tư liệu tại các cơ quan lưu trữ, các thư viện, các viện nghiên cứu, các trường đại học của trung ương và Hà Nội, hoạt động điều tra, khảo sát thực địa cũng được tiến hành. Ở Giai đoạn I của Dự án, công việc đã được triển khai tại 14 quận huyện thuộc thành phố Hà Nội trước thời điểm ngày 1 tháng 8 năm 2008. Bước sang Giai đoạn II của Dự án, công việc tiếp tục được thực hiện với 15 quận, huyện, thị xã mới hợp nhất vào thành phố Hà Nội sau ngày 1 tháng 8 năm 2008. Toàn bộ kết quả của cả hai giai đoạn được tổng hợp và phân loại, xây dựng thành các hồ sơ tư liệu theo quận, huyện, thị xã với tổng cộng 30 đơn vị (huyện Từ Liêm được tách ra thành lập 2 quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm từ năm 2014). Các bộ hồ sơ tư liệu trên được bổ sung vào kho dữ liệu về văn hiến Thăng Long, phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
Trên cơ sở nguồn tư liệu này, Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với PGS.TS. Vũ Văn Quân và các cộng sự tổ chức biên soạn bộ sách Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội, gồm 10 tập:
1.         Tập 1: Quận Ba Đình - quận Cầu Giây - quận Tây Hô
2.         Tập 2: Quận Hai Bà Trưng - quận Hoàn Kiếm - quận Hoàng Mai
3.         Tập 3: Quận Đống Đa - quận Bắc Từ Liêm - quận Nam Từ Liêm - quận Thanh Xuân
4.         Tập 4: Huyện Phú Xuyên - huyện Thanh Trì - huyện Thường Tín
5.         Tập 5: Quận Hà Đông - huyện Thanh Oai - huyện Ứng Hòa
6.         Tập 6: Huyện Chương Mỹ - huyện Mỹ Đức - huyện Quốc Oai
7.         Tập 7: Huyện Đan Phượng - huyện Hoài Đức - huyện Phúc Thọ
8.         Tập 8: Thị xã Sơn Tây - huyện Ba Vì - huyện Thạch Thất
9.         Tập 9: Quận Long Biên - huyện Gia Lâm - huyện Mê Linh
10.       Tập 10: Huyện Đông Anh - huyện Sóc Sơn
Bộ sách được kết cấu theo quận, huyện, thị xã và tùy theo dung lượng mà môi tập bao gồm từ 2 đến 4 đơn vị. Nội dung bộ sách giới thiệu những thông tin cơ bản nhất về vị trí địa lý, diên cách, những nét nổi bật về đời sống kinh tế, văn hóa, hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Bộ sách mang dáng dấp dạng địa chí văn hóa thu gọn, được trình bày theo tiêu chí thống nhất trong toàn bộ 584 đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn. Do tính chất của bộ sách, các quận, huyện, thị xã là độc lập nên việc sắp xếp các đơn vị trong từng quyển chỉ mang tính kỹ thuật, chủ yếu để hài hòa tương đối về dung lượng sách và phù hợp tương đối về địa dư.
 Xin trân trọng giới thiệu!
 
Hội thảo Thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 59 của ngành Khảo cổ học Việt Nam do Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 10 năm 2024
Ban tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời các tổ chức, cá nhân làm công tác Khảo cổ học và các ngành có liên quan gửi bài viết tham dự hội thảo (Chi tiết xin xem file đính kèm).
Nội dung bài viết: Những phát hiện, nghiên cứu mới về khảo cổ học từ sau Hội thảo Thông báo khảo cổ học lần thứ 58 tháng 11 năm 2023 cho tới nay.
Hình thức: Mỗi bài viết tối đa 03 trang đánh máy khổ A4 và không quá 03 tên tác giả; phông chữ thống nhất Unicode - Time New Roman cỡ chữ 13, dãn dòng Exactly 15pt, cách trên 6pt, cách dưới 0pt.
Cách thức gửi bài: Khi gửi bài đề nghị các tác giả ghi nội dung thư: Bài gửi Hội thảo Thông báo Khảo cổ học năm 2024.
Ban tổ chức không nhận các bản text định dạng Pdf và các bản in gửi qua đường bưu điện.
Địa chỉ nhận bài: Viện Khảo cổ học, số 61 - Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: hoinghitbkch@gmail.com
Thời hạn nhận bài: đến hết ngày 15/9/2024
Chúng tôi hy vọng với sự quan tâm và hợp tác của quý cơ quan và quý vị, Hội thảo Thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 59 sẽ thành công tốt đẹp.
Viện Khảo cổ học xin trân trọng thông báo!
TM. Ban Tổ chức Hội nghị
KT.Viện Trưởng
Phó Viện Trưởng 
Hà Văn Cẩn

(Đã ký)
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2023
- Số trang: 1182tr
- Khổ: 19x27
 
Cuốn sách thông báo các phát hiện mới về khảo cổ học trên toàn quốc trong năm 2022, bao gồm 375 bài viết được chia thành các phần: khảo cổ học tiền sơ sử, khảo cổ học lịch sử, khảo cổ học Champa-Óc Eo, khảo cổ học dưới nước và các hoạt động chung của các cơ quan nghiên cứu khảo cổ.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Tác giả: Viện Sử học
Địa chỉ liên hệ: 38 Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 270
 
Trong 70 năm qua, các thế hệ cán bộ nghiên cứu của Viện Sử học đã có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng nên sử học Việt Nam hiện đại, các công trình nghiên cứu của Viện đã góp phần xây dựng nền tảng cho lý thuyết sử học hiện đại, mang tính khoa học, khách quan, toàn diện. Những đóng góp của Viện Sử học trong thời kỳ kháng chiến cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, công cuộc Đổi mới và hội nhập đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao. Thông qua nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động Hạng Nhất (1980); Huân chương Lao động Hạng Nhất (1998); danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới (năm 2000), nhiều nhà khoa học tiêu biểu được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, nhiều tác giả và công trình được tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước…
Để giúp bạn đọc có thêm tư liệu về lĩnh vực này, tháng 11/2023, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội đã phát hành cuốn sách “Viện Sử học 70 năm xây dựng và phát triển”. Cuốn sách được ra đời nhân dịp tròn 70 năm thành lập và Phát triển Viện Sử học và cũng là ấn phẩm tri ân và ghi nhận những đóng góp của các thế hệ cán bộ, viên chức, người lao động của Viện Sử học trong suốt 70 năm qua.
Tại Lời nói đầu của ấn phẩm, TS. Lê Quang Chắn, Phó Viện trưởng điều hành Viện Sử học nhấn mạnh: sản phẩm được ra đời nhằm ghi lại dấu ấn của tập thể và cá nhân đã chung sức, đồng lòng, cống hiến trí tuệ và công sức cho sự phát triển chung của Viện Sử học, được hy vọng là cầu nối để gắn kết bền chặt các thế hệ đã cùng nhau gắn bó, xây dựng Viện Sử học đoàn kết và toàn diện hơn trong hiện tại và tương lai.
Thông qua 3 phần
Phần 1: Quá trình xây dựng và phát triển
Phần 2: Những thành tựu cơ bản
Phần 3: Phụ lục
Cuốn sách đã cho thấy sức mạnh nội tại của Viện Sử học qua các công trình nghiên cứu, các bài viết ghi nhận những thành tựu chung và riêng có của Viện Sử học qua các thời kỳ: Viện Sử học: 70 năm đồng hành cùng sự phát triển của khoa học xã hội Việt Nam (TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); Viện Sử học – Thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển (1953-2023) (TS.Trần Thị Phương Hoa, nguyên Phó Viện Trưởng điều hành Viện Sử học; Viện Sử học góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc (PGS.TS.Trần Đức Cường , Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt nam, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam); Tạp chí nghiên cứu Lịch sử trong quá trình 70 năm xây dựng và phát triển của Viện Sử học (PGS.TS. Võ Kim Cương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử); Hoạt động hợp tác quốc tế của Viện Sử học trong 70 năm qua (1953-2023) (PGS.TS. Đinh Quang Hải, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử); Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Viện Sử học trong 70 năm qua (1953-2023), (TS. Lê Quang Chắn, Phó Viện trưởng điều hành Viện Sử học); Viện Sử học trong công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử địa phương và chuyên ngành (PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ, nguyên Phó Viện trưởnh phụ trách Viện Sử học); Công tác xuất bản các công trình nghiên cứu, dịch thuật của Viện Sử học (ThS. Phạm Thị Quế Liên, Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học và thư viện, Viện Sử học); Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Viện Sử học (Nhà Sử học Dương Trung Quốc, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Sử học, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam).
Xin trân trọng giới thiệu!
Nguồn: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8948571
Số người đang online: 12