Sự chuyển dịch các phương thức sinh kế từ cuối Pleistocene sang Holocene muộn: Phân tích khu vực Đông Nam Á
Sự xuất hiện nông nghiệp ở vùng Đông Nam Á lục địa dẫn đến sự chuyển dịch phương thức sinh kế từ săn bắn hái lượm sang phương thức tổ hợp săn bắt và thuần hóa động vật tập trung vào lợn và chó.
Những kết luận này hiện đang dựa trên sự khác biệt danh nghĩa trong thành phần phân loại động vật có xương sống được quan sát tại các địa điểm khảo cổ khác nhau. Tuy nhiên, qua cách tiếp cận thống kê, Rebecca cùng các cộng sự (2018) đã kiểm tra các nền kinh tế nông nghiệp và săn bắn sớm có thể thực sự được phân biệt dựa trên thành phần phân loại tương đối của các bộ sưu tập di cốt động vật được chỉnh lí.
Một cơ sở dữ liệu khu vực về hệ động vật có xương sống trên mặt đất và trên cây được thu thập từ 32 địa điểm khảo cổ trên khắp Đông Nam Á (ĐNÁ) từ cuối Pleistocene sang Holocene muộn, và phân tích thành phần chính (principal component analysis = PCA ) đã được thực hiện. Dữ liệu thu được chỉ ra rằng thành phần phân loại động vật có xương sống trên mặt đất là một chỉ số tương đối mạnh của phương thức sinh kế chung cho các địa điểm khảo cổ khác nhau được nghiên cứu và có thể được sử dụng để xác định các cư dân sống hoàn toàn từ săn bắn hay từ tổ hợp săn bắn và thuần hóa động vật.
Hình 1. Bản đồ ĐNÁ và Trung Quốc chỉ ra các di chỉ được sử dụng trong phân tích liên quan đến tên các địa điểm trong bảng 1. Bản đồ này được tạo ra từ bản đồ cơ sở bởi Tonii∼commonswiki
Bảng 1. Tổng kết các di chỉ được sử dụng cho phân tích . Dạng di chỉ: C= hang động, R = vùng ven sông, E= cửa sông, CO = duyên hải. Các phương thức sinh kế: được phân loại theo các tác giả hoặc chưa rõ. HG = săn bắn - hái lượm ; AG = nông nghiệp /thuần hóa, niên đại hiệu chỉnh (cal. BP or cal. BC)
Qua phương pháp PCA (principal component analysis = PCA ), các taxon động vật có vú thuộc cùng họ được nhóm cùng một nhóm và không có sự khác biệt giữa nhóm hoang dã và nhóm thuần hóa trong cùng một họ.
Có sự khác biệt rõ ràng giữa các di chỉ với sự phong phú lớn họ cầy, khỉ và báo (C1), so sánh với các di chỉ với tỉ lệ cao lợn và chó (C3). So sánh giữa 1 và 3 dựa trên loại địa điểm (hang động, ven sông, cửa sông, duyên hải), giai đoạn thời gian (Pleistocene, Holocene sớm, Holocene giữa , Holocene muộn), và phương thức sinh kế (săn bắn hái lượm, nông nghiệp/ thuần hóa, không rõ) cho cùng một kết quả ( bảng 1).
Nhìn chung, có mối tương quan tích cực với các địa điểm Pleistocene , các môi trường hang động và phương thức sinh kế săn bắt, hái lượm, đối ngược lại với các địa điểm Holocene giữa và muộn, các môi trường ven sông/ cửa sông, và các kinh tế nông nghiệp/ thuần hóa. Tuy nhiên, giai đoạn thời gian và dạng di chỉ có sự trùng lặpgiữa các nhóm, trong khi phương thức sinh kế tạo ra sự tách biệt rõ ràng nhất và sự trùng lặp là nhỏ nhất. Điều này cho thấy cơ sở phương thức sinh kế là tiêu chí hữu ích nhất cho các dạng hệ động vật modelling.
Trong tất cả các trường hợp, Dingsishan là một ngoại lệ rõ ràng, do tỉ lệ hươu rất cao trong tập hợp. Lobang Hangus (Hang Niah) cũng là một ngoại do tỉ lệ khỉ cao. Khi so sánh phương thức sinh kế , Cồn Cổ Ngựa nằm trong nhóm người săn bắt hái lượm trong khi Mán Bạc trong nhóm nông nghiệp. Thật thú vị, địa điểm Holocene duy nhất nằm trong nhóm hang động Pleistocene này là Khok Phanom Di, một địa điểm mà Higham và Thosarat (2004) lập luận chủ yếu dựa trên sự tồn tại của người săn bắn hái lượm.
Khi so sánh các thành phần 2 (hươu, bò) và 3 (lợn, chó), mô hình tổng thể và sự khác biệt giữa các nhóm không rõ ràng trong tất cả các ví dụ . Điều này cho thấy việc săn bắt hoặc khai thác hươu và bò so với lợn và chó nói chung không phải là một phương pháp phân biệt hữu ích giữa các loại địa điểm, giai đoạn thời gian hoặc phương thức sinh kế. Một trong những lý do có thể giải thích cho điều này đó là cả hươu hoang dã và bò rừng tiếp tục được khai thác tốt trong giai đoạn Holocene . So sánh các thành phần 1 (cầy, khỉ, báo ) và 2 (hươu, bò) cho kết quả không rõ ràng, ngoại trừ một lần nữa làm nổi bật các địa điểm đặc biệt phong phú ở hươu (Dingsishan, Wayogou) hoặc khỉ (lobang Hangus, Khok Phanom Di). Điều này cho thấy rằng sự hiện diện và phong phú tương đối của lợn và chó (C3) thường là yếu tố phân biệt rõ nhất giữa các địa điểm Pleistocene và Holocene giữa - muộn và / hoặc giữa các phương thức sinh kế dựa vào săn bắn hái lượm và nông nghiệp.
Cồn Cổ Ngựa and Mán Bạc
Cồn Cổ Ngựa (CCN) và Mán Bạc (MB) vẫn tách biệt rõ ràng thành các nhóm người săn bắt hái lượm và nông nghiệp / thuần hóa, như giả thuyết. Tỷ lệ lợn cao và sự có mặt của chó (C3) ở MB là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự kết luận này. Đối với CCN, tỷ lệ tương đối cao của báo, cầy và khỉ (C1) đã xếp di chỉ này trong nhóm các địa điểm săn bắn hái lượm.
Điều đáng thú vị , tỷ lệ cao của lớp trâu, bò (đặc biệt là trâu nước, Bubalus cf arnee) ở CCN không tách địa điểm này khỏi các địa điểm săn bắn hái lượm khác. Điều này là do sự có mặt của lớp trâu bò trong các bộ sưu tập thuộc săn bắn hái lượm không phải là hiếm. Ví dụ, Laang Spean, một di chỉ Hòa Bình ở Campuchia, có tỷ lệ cao Bos sp. (number of identified specimens = NISP = số lượng mẫu định loài được, NISP 996; 77,3% động vật có vú). Đối với CCN, điều này tương quan với các bằng chứng môi trường cổ khác cho thấy khu vực xung quanh rất giàu tài nguyên thủy sinh cũng như môi trường rừng. Đối với MB, việc săn hươu và đánh bắt cá là một chiến lược kinh tế và xã hội quan trọng bên cạnh việc duy trì quần thể lợn thuần hóa, nhưng cũng thiếu sự khác biệt về các taxon động vật leo trèo trên cây. Bước chuyển này thiên về sự phụ thuộc nhiều hơn vào việc săn hươu thay vì động vật leo trèo trên cây, điều này tương phản với bước chuyển Holocene sớm thiên về các taxon động vật trên cây được thấy ở các địa điểm ĐNÁ hải đảo và có thể liên quan đến mất môi trường sống rừng trong suốt giai đoạn Holocene muộn.
Các ngoại lệ thú vị
Phân tích này nêu bật các mô hình quan trọng đã diễn ra ở ĐNÁ, và thể hiện sự đa dạng của các chiến lược sinh tồn trong thời gian từ Holocen giữa đến Holocen muộn ở ĐNÁ. Phân tích so sánh cho phép hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng di chỉ. Ngoài Cồn Cổ Ngựa và Mán Bạc, một số di chỉ cho thấy kết quả đáng chú ý bao gồm Dingsishan, Khok Phanom Di và Rạch Núi.
Dingsishan thường là ngoại lệ đặc biệt nhất không thuộc nhóm nào ( giai đoạn thời gian, loại di chỉ, phương thức sinh kế) hoặc thành phần được chọn. Điều này có liên quan đến tỷ lệ hươu rất cao trong di chỉ này (28.071 NISP, 92% tổng số NISP trong đó NSIP =number of identified specimens = NISP = số lượng mẫu định loài được). Tuy nhiên, tỷ lệ tương đối thấp của khỉ, cầy và báo (C1) so với các địa điểm cuối Pleistocene khác đến Holocene gưiax là một yếu tố khác góp phần vào sự khác biệt của Dingsishan.
Khok Phanom Di (KPD) từ lâu đã được Higham và Thosarat (2004) cho rằng di chỉ này đại diện cho một cộng đồng chủ yếu tham gia vào lối sống săn bắt hái lượm. Đề xuất này được hỗ trợ bởi phân tích PCA này, vì mặc dù Khok Phanom Di có rất nhiều lợn (587 = NISP), nhưng điều này tương đối thấp so với hươu (810 = NISP). Hơn nữa, sự phong phú của loài khỉ (418 = NISP) phù hợp hơn với các địa điểm Pleistocene và / hoặc săn hái lượm khác so với các địa điểm chủ yếu dựa vào động vật được thuần hóa. Điều đáng chú ý là chó được thuần hóa chỉ xuất hiện ở các lớp trên và số lượng tương đối thấp (13 = NISP).
Hơn nữa, mặc dù bằng chứng về lúa thuần hóa đã có mặt trong phần lớn di chỉ này, các nhà khai quật cho rằng gạo có thể được du nhập trong giai đoạn đầu và cuối nhưng có thể được trồng tại địa phương giữa c. 1750 - 1650 cal. BC (Higham và Thosarat, 2004; Bentley và cộng sự, 2007). Đối với phân tích này, hệ động vật của Khok Phanom Di đã được tổ hợp với nhau , nếu Khok Phanom Di có thể được phân tách khách quan thành các giai đoạn dựa trên niên đại rõ ràng, thì một bước chuyển hệ động vật cho thấy sự xuất hiện của động vật được thuần hóa có thể nhận thấy trong hồ sơ khảo cổ học.
Tương tự, địa điểm Holocene giữa - Rạch Núi xếp gần hơn với nhóm săn bắt hái lượm phần lớn liên quan đến tỷ lệ khỉ khá cao được xác định (255 = NISP) trong tập hợp. Tuy nhiên, cũng rất thú vị khi lưu ý rằng mặc dù có sự hiện diện của chó được thuần hóa và sự phong phú của lợn (222 = NISP), Oxenham et al. (2015) cho thấy rằng phương thức sinh kế chủ yếu là đánh cá và săn bắn. Đối với lợn, không có dấu hiệu nào cho thấy mô hình tiêu diệt có chọn lọc, dẫn đến Oxenham và cộng sự (2015) kết luận rằng không rõ liệu lợn có tiêu biểu cho sự chăn nuôi / thuần hóa.
Hơn nữa, gạo và kê dường như đã được du nhập vào di chỉ này hơn là được trồng tại địa phương (Oxenham et al., 2015; Barron, 2016; Castillo et al., 2017). Do đó, điều thú vị là phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) đã đưa ra một kết quả mơ hồ cho Rạch Núi vì các nhà khai quật trước đây đã lập luận cho một phương thức sinh kế hỗn hợp. Mặc dù các động vật có vú cỡ lớn - trung bình được lựa chọn đặc biệt cho phân tích này với mục đích so sánh phương pháp chặt chẽ và rõ ràng , trong tương lai, sẽ rất thú vị khi chuẩn hóa một phương pháp phương pháp để cho phép đưa vào các hệ động vật khác nhau. Ví dụ, việc đưa cá vào loại phân tích này sẽ cho phép nhiều di chỉ trong ĐNÁ hải đảo được so sánh với ĐNÁ lục địa. Không còn nghi ngờ gì nữa, bao gồm nhiều hệ động vật và địa điểm khác nhau sẽ làm phong phú thêm bức tranh và chứng minh sự phức tạp làm nền tảng cho các hoạt động sinh kế ở ĐNÁ.
Như vậy, nghiên cứu trên đã tìm thấy các mô hình sinh kế có thể phân biệt rõ ràng ở các di chỉ ĐNÁ từ cuối Pleistocene đến Holocene muộn. Cụ thể, phương pháp phân tích thành phàn chính PCA đã chỉ ra một sự khác biệt đáng kể giữa các địa điểm săn bắt hái lượm với sự phong phú tương đối cao của khỉ, cầy và báo so với các nền kinh tế thuần hóa chó và lợn. Khi so sánh với dạng bối cảnh khác (giai đoạn thời gian và loại di chỉ), phương thức sinh kế thường tạo ra sự tách biệt rõ ràng nhất giữa các địa điểm và đã thành công trong việc phân biệt giữa các địa điểm dựa trên phương thức săn bắn- hái lượm đối lập với phương thức sinh kế thuần hóa. Nhìn chung, các kết quả này xác nhận PCA là một phương pháp hữu ích trong khảo cổ học Đông Nam Á để truy vấn các quá trình trung gian quy mô lớn của con người.
Nguồn tham khảo:
Người dịch: Minh Tran
Những kết luận này hiện đang dựa trên sự khác biệt danh nghĩa trong thành phần phân loại động vật có xương sống được quan sát tại các địa điểm khảo cổ khác nhau. Tuy nhiên, qua cách tiếp cận thống kê, Rebecca cùng các cộng sự (2018) đã kiểm tra các nền kinh tế nông nghiệp và săn bắn sớm có thể thực sự được phân biệt dựa trên thành phần phân loại tương đối của các bộ sưu tập di cốt động vật được chỉnh lí.
Một cơ sở dữ liệu khu vực về hệ động vật có xương sống trên mặt đất và trên cây được thu thập từ 32 địa điểm khảo cổ trên khắp Đông Nam Á (ĐNÁ) từ cuối Pleistocene sang Holocene muộn, và phân tích thành phần chính (principal component analysis = PCA ) đã được thực hiện. Dữ liệu thu được chỉ ra rằng thành phần phân loại động vật có xương sống trên mặt đất là một chỉ số tương đối mạnh của phương thức sinh kế chung cho các địa điểm khảo cổ khác nhau được nghiên cứu và có thể được sử dụng để xác định các cư dân sống hoàn toàn từ săn bắn hay từ tổ hợp săn bắn và thuần hóa động vật.
Hình 1. Bản đồ ĐNÁ và Trung Quốc chỉ ra các di chỉ được sử dụng trong phân tích liên quan đến tên các địa điểm trong bảng 1. Bản đồ này được tạo ra từ bản đồ cơ sở bởi Tonii∼commonswiki
Bảng 1. Tổng kết các di chỉ được sử dụng cho phân tích . Dạng di chỉ: C= hang động, R = vùng ven sông, E= cửa sông, CO = duyên hải. Các phương thức sinh kế: được phân loại theo các tác giả hoặc chưa rõ. HG = săn bắn - hái lượm ; AG = nông nghiệp /thuần hóa, niên đại hiệu chỉnh (cal. BP or cal. BC)
Qua phương pháp PCA (principal component analysis = PCA ), các taxon động vật có vú thuộc cùng họ được nhóm cùng một nhóm và không có sự khác biệt giữa nhóm hoang dã và nhóm thuần hóa trong cùng một họ.
Có sự khác biệt rõ ràng giữa các di chỉ với sự phong phú lớn họ cầy, khỉ và báo (C1), so sánh với các di chỉ với tỉ lệ cao lợn và chó (C3). So sánh giữa 1 và 3 dựa trên loại địa điểm (hang động, ven sông, cửa sông, duyên hải), giai đoạn thời gian (Pleistocene, Holocene sớm, Holocene giữa , Holocene muộn), và phương thức sinh kế (săn bắn hái lượm, nông nghiệp/ thuần hóa, không rõ) cho cùng một kết quả ( bảng 1).
Nhìn chung, có mối tương quan tích cực với các địa điểm Pleistocene , các môi trường hang động và phương thức sinh kế săn bắt, hái lượm, đối ngược lại với các địa điểm Holocene giữa và muộn, các môi trường ven sông/ cửa sông, và các kinh tế nông nghiệp/ thuần hóa. Tuy nhiên, giai đoạn thời gian và dạng di chỉ có sự trùng lặpgiữa các nhóm, trong khi phương thức sinh kế tạo ra sự tách biệt rõ ràng nhất và sự trùng lặp là nhỏ nhất. Điều này cho thấy cơ sở phương thức sinh kế là tiêu chí hữu ích nhất cho các dạng hệ động vật modelling.
Trong tất cả các trường hợp, Dingsishan là một ngoại lệ rõ ràng, do tỉ lệ hươu rất cao trong tập hợp. Lobang Hangus (Hang Niah) cũng là một ngoại do tỉ lệ khỉ cao. Khi so sánh phương thức sinh kế , Cồn Cổ Ngựa nằm trong nhóm người săn bắt hái lượm trong khi Mán Bạc trong nhóm nông nghiệp. Thật thú vị, địa điểm Holocene duy nhất nằm trong nhóm hang động Pleistocene này là Khok Phanom Di, một địa điểm mà Higham và Thosarat (2004) lập luận chủ yếu dựa trên sự tồn tại của người săn bắn hái lượm.
Khi so sánh các thành phần 2 (hươu, bò) và 3 (lợn, chó), mô hình tổng thể và sự khác biệt giữa các nhóm không rõ ràng trong tất cả các ví dụ . Điều này cho thấy việc săn bắt hoặc khai thác hươu và bò so với lợn và chó nói chung không phải là một phương pháp phân biệt hữu ích giữa các loại địa điểm, giai đoạn thời gian hoặc phương thức sinh kế. Một trong những lý do có thể giải thích cho điều này đó là cả hươu hoang dã và bò rừng tiếp tục được khai thác tốt trong giai đoạn Holocene . So sánh các thành phần 1 (cầy, khỉ, báo ) và 2 (hươu, bò) cho kết quả không rõ ràng, ngoại trừ một lần nữa làm nổi bật các địa điểm đặc biệt phong phú ở hươu (Dingsishan, Wayogou) hoặc khỉ (lobang Hangus, Khok Phanom Di). Điều này cho thấy rằng sự hiện diện và phong phú tương đối của lợn và chó (C3) thường là yếu tố phân biệt rõ nhất giữa các địa điểm Pleistocene và Holocene giữa - muộn và / hoặc giữa các phương thức sinh kế dựa vào săn bắn hái lượm và nông nghiệp.
Cồn Cổ Ngựa and Mán Bạc
Cồn Cổ Ngựa (CCN) và Mán Bạc (MB) vẫn tách biệt rõ ràng thành các nhóm người săn bắt hái lượm và nông nghiệp / thuần hóa, như giả thuyết. Tỷ lệ lợn cao và sự có mặt của chó (C3) ở MB là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự kết luận này. Đối với CCN, tỷ lệ tương đối cao của báo, cầy và khỉ (C1) đã xếp di chỉ này trong nhóm các địa điểm săn bắn hái lượm.
Điều đáng thú vị , tỷ lệ cao của lớp trâu, bò (đặc biệt là trâu nước, Bubalus cf arnee) ở CCN không tách địa điểm này khỏi các địa điểm săn bắn hái lượm khác. Điều này là do sự có mặt của lớp trâu bò trong các bộ sưu tập thuộc săn bắn hái lượm không phải là hiếm. Ví dụ, Laang Spean, một di chỉ Hòa Bình ở Campuchia, có tỷ lệ cao Bos sp. (number of identified specimens = NISP = số lượng mẫu định loài được, NISP 996; 77,3% động vật có vú). Đối với CCN, điều này tương quan với các bằng chứng môi trường cổ khác cho thấy khu vực xung quanh rất giàu tài nguyên thủy sinh cũng như môi trường rừng. Đối với MB, việc săn hươu và đánh bắt cá là một chiến lược kinh tế và xã hội quan trọng bên cạnh việc duy trì quần thể lợn thuần hóa, nhưng cũng thiếu sự khác biệt về các taxon động vật leo trèo trên cây. Bước chuyển này thiên về sự phụ thuộc nhiều hơn vào việc săn hươu thay vì động vật leo trèo trên cây, điều này tương phản với bước chuyển Holocene sớm thiên về các taxon động vật trên cây được thấy ở các địa điểm ĐNÁ hải đảo và có thể liên quan đến mất môi trường sống rừng trong suốt giai đoạn Holocene muộn.
Các ngoại lệ thú vị
Phân tích này nêu bật các mô hình quan trọng đã diễn ra ở ĐNÁ, và thể hiện sự đa dạng của các chiến lược sinh tồn trong thời gian từ Holocen giữa đến Holocen muộn ở ĐNÁ. Phân tích so sánh cho phép hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng di chỉ. Ngoài Cồn Cổ Ngựa và Mán Bạc, một số di chỉ cho thấy kết quả đáng chú ý bao gồm Dingsishan, Khok Phanom Di và Rạch Núi.
Dingsishan thường là ngoại lệ đặc biệt nhất không thuộc nhóm nào ( giai đoạn thời gian, loại di chỉ, phương thức sinh kế) hoặc thành phần được chọn. Điều này có liên quan đến tỷ lệ hươu rất cao trong di chỉ này (28.071 NISP, 92% tổng số NISP trong đó NSIP =number of identified specimens = NISP = số lượng mẫu định loài được). Tuy nhiên, tỷ lệ tương đối thấp của khỉ, cầy và báo (C1) so với các địa điểm cuối Pleistocene khác đến Holocene gưiax là một yếu tố khác góp phần vào sự khác biệt của Dingsishan.
Khok Phanom Di (KPD) từ lâu đã được Higham và Thosarat (2004) cho rằng di chỉ này đại diện cho một cộng đồng chủ yếu tham gia vào lối sống săn bắt hái lượm. Đề xuất này được hỗ trợ bởi phân tích PCA này, vì mặc dù Khok Phanom Di có rất nhiều lợn (587 = NISP), nhưng điều này tương đối thấp so với hươu (810 = NISP). Hơn nữa, sự phong phú của loài khỉ (418 = NISP) phù hợp hơn với các địa điểm Pleistocene và / hoặc săn hái lượm khác so với các địa điểm chủ yếu dựa vào động vật được thuần hóa. Điều đáng chú ý là chó được thuần hóa chỉ xuất hiện ở các lớp trên và số lượng tương đối thấp (13 = NISP).
Hơn nữa, mặc dù bằng chứng về lúa thuần hóa đã có mặt trong phần lớn di chỉ này, các nhà khai quật cho rằng gạo có thể được du nhập trong giai đoạn đầu và cuối nhưng có thể được trồng tại địa phương giữa c. 1750 - 1650 cal. BC (Higham và Thosarat, 2004; Bentley và cộng sự, 2007). Đối với phân tích này, hệ động vật của Khok Phanom Di đã được tổ hợp với nhau , nếu Khok Phanom Di có thể được phân tách khách quan thành các giai đoạn dựa trên niên đại rõ ràng, thì một bước chuyển hệ động vật cho thấy sự xuất hiện của động vật được thuần hóa có thể nhận thấy trong hồ sơ khảo cổ học.
Tương tự, địa điểm Holocene giữa - Rạch Núi xếp gần hơn với nhóm săn bắt hái lượm phần lớn liên quan đến tỷ lệ khỉ khá cao được xác định (255 = NISP) trong tập hợp. Tuy nhiên, cũng rất thú vị khi lưu ý rằng mặc dù có sự hiện diện của chó được thuần hóa và sự phong phú của lợn (222 = NISP), Oxenham et al. (2015) cho thấy rằng phương thức sinh kế chủ yếu là đánh cá và săn bắn. Đối với lợn, không có dấu hiệu nào cho thấy mô hình tiêu diệt có chọn lọc, dẫn đến Oxenham và cộng sự (2015) kết luận rằng không rõ liệu lợn có tiêu biểu cho sự chăn nuôi / thuần hóa.
Hơn nữa, gạo và kê dường như đã được du nhập vào di chỉ này hơn là được trồng tại địa phương (Oxenham et al., 2015; Barron, 2016; Castillo et al., 2017). Do đó, điều thú vị là phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) đã đưa ra một kết quả mơ hồ cho Rạch Núi vì các nhà khai quật trước đây đã lập luận cho một phương thức sinh kế hỗn hợp. Mặc dù các động vật có vú cỡ lớn - trung bình được lựa chọn đặc biệt cho phân tích này với mục đích so sánh phương pháp chặt chẽ và rõ ràng , trong tương lai, sẽ rất thú vị khi chuẩn hóa một phương pháp phương pháp để cho phép đưa vào các hệ động vật khác nhau. Ví dụ, việc đưa cá vào loại phân tích này sẽ cho phép nhiều di chỉ trong ĐNÁ hải đảo được so sánh với ĐNÁ lục địa. Không còn nghi ngờ gì nữa, bao gồm nhiều hệ động vật và địa điểm khác nhau sẽ làm phong phú thêm bức tranh và chứng minh sự phức tạp làm nền tảng cho các hoạt động sinh kế ở ĐNÁ.
Như vậy, nghiên cứu trên đã tìm thấy các mô hình sinh kế có thể phân biệt rõ ràng ở các di chỉ ĐNÁ từ cuối Pleistocene đến Holocene muộn. Cụ thể, phương pháp phân tích thành phàn chính PCA đã chỉ ra một sự khác biệt đáng kể giữa các địa điểm săn bắt hái lượm với sự phong phú tương đối cao của khỉ, cầy và báo so với các nền kinh tế thuần hóa chó và lợn. Khi so sánh với dạng bối cảnh khác (giai đoạn thời gian và loại di chỉ), phương thức sinh kế thường tạo ra sự tách biệt rõ ràng nhất giữa các địa điểm và đã thành công trong việc phân biệt giữa các địa điểm dựa trên phương thức săn bắn- hái lượm đối lập với phương thức sinh kế thuần hóa. Nhìn chung, các kết quả này xác nhận PCA là một phương pháp hữu ích trong khảo cổ học Đông Nam Á để truy vấn các quá trình trung gian quy mô lớn của con người.
Nguồn tham khảo:
Rebecca K.Jonesa, Philip J.Pipera, Colin P.Grovesa, TuấnNguyễn Anh, Mai HuongNguyễn Thi, HảoNguyễn Thị,TrinhHiep Hoang, Marc F.Oxenhama. Shifting subsistence patterns from the Terminal Pleistocene to Late Holocene: A regional Southeast Asian analysis. Quaternary International 529 (2019) 47–56. https://doi.org/10.1016/j.quaint.2019.01.006
Người dịch: Minh Tran
Thông báo
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy
- Nhà xb: Khoa học xã hội
- Năm xb: 2024
- Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2020
- Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh
- Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Số trang: 403tr
- Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
- Nhà xb: Khoa học xã hội
- Năm xb: 2019
- Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ
- Nhà xb: Hà Nội
- Năm xb: 2022
- Số trang: 492 tr
Tạp chí
Dày 100 trang, khổ 19x27cm
Dày 100 trang, khổ 19x27cm
Khảo cổ học số 5 - 2023
Khảo cổ học số 1- 2023
Khảo cổ học số 3/2023
Dày 100 trang, khổ 19x27cm
Khổ 19x27cm
Khổ 19x27cm
Tin tức khác
05 Th12 2022 15:10
05 Th12 2022 10:59
05 Th12 2022 10:38
05 Th12 2022 10:01
05 Th12 2022 09:51
05 Th12 2022 09:45
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8569109
Số người đang online: 12