Hai xác ướp được khai quật ở nghĩa địa Ai Cập cổ đại, nơi chôn cất vua Tut và các hoàng gia khác

Hai xác ướp đã được khai quật tại Thung lũng của các vị vua Ai Cập, nghĩa địa  có  lăng mộ của Vua Tut và các hoàng gia Ai Cập khác.
Ngoài các xác ướp, các nhà khảo cổ học cũng khai quật một số công xưởng, điều này tiết lộ chi tiết hơn về cuộc sống của  các công nhân xây dựng nên khu phức hợp hùng vĩ này. Phát hiện được công bố 10 tháng 10 năm 2019 tại một cuộc họp báo.

Các nhà khảo cổ khai quật một vài khu vực phía đông và tây Thung lũng của các vị vua Ai Cập (ảnh: Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập)
 
Mặc dù không tìm thấy lăng mộ hoàng gia nào, nhưng các phát hiện mới cho thấy các khu vực lưu trữ dụng cụ của công nhân,  tài liệu viết về cuộc sống của họ và thậm chí là một hiện vật đặc biệt mà công nhân có thể đã sử dụng để di chuyển đồ đạc.
Một trong những phát hiện quan trọng nhất là  phức hệ công xưởng rộng lớn được tìm thấy ở khu vực phía tây Thung lũng của các vị vua, gần thành phố cổ Luxor. Khu phức hợp này bao gồm các xưởng được sử dụng để tô màu đồ gốm, sản xuất đồ nội thất và làm sạch vàng, trưởng nhóm Zahi Hawass, cựu Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập, cho biết tại cuộc họp báo.
 
Hawass cho biết: Gần khu phức hệ công xưởng, các nhà khảo cổ tìm thấy một khu vực dài 5 mét đã được đào xuống thung lũng và có thể được sử dụng như một kho chứa đồ (nơi cất giữ các vật dụng). Địa điểm này thu được các tàn tích  nhiều vật dụng, bao gồm tàn tích của hành tây, quả sung, vải lanh, dây thừng và các mảnh vật liệu còn sót lại sau quá trình ướp xác. Các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một mảnh gỗ dài khoảng 0,9 m trông giống như một chiếc dĩa có hai ngạnh. Một dòng chữ tượng hình trên đó có nội dung "chúa tể của hai vùng đất." Hiện vật đặc biệt  này có thể đã được sử dụng như một chiếc đẩy hoặc xe nâng "để chứa đồ đạc để đưa vào bên trong lăng mộ”.

Gần đó, các nhà khảo cổ tìm thấy tàn tích  của các cấu trúc dùng để nướng bánh mì, làm đồ gốm và dự trữ nước. Họ cũng tìm thấy hai chiếc nhẫn, một trong số đó có khắc tên của Amenhotep III, một pharaoh có lăng mộ nằm ở thung lũng phía tây, và một chiếc nhẫn khác có thể đã được sử dụng cho nữ hoàng. Hawass cho biết ông hy vọng sẽ tìm thấy những ngôi mộ chưa được phát hiện  của các thành viên gia đình Amenhotep III, ông nội của Vua Tut, trong các mùa khai quật tiếp.

 
Nhiều phát hiện mới.
Ở phía đông Thung lũng của  các vị vua, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 10 bia khắc được viết trên mảnh gốm gần lăng mộ của Ramesses III (người trị vì từ năm 1184 trước Công nguyên đến năm 1153 trước Công nguyên). Trong khi công việc dịch thuật đang được tiến hành, các nhà khảo cổ có thể nói rằng ít nhất một trong những bản khắc "nói về những người thợ nam thực sự đến làm việc tại địa điểm này," Hawass nói.
Ông cũng cho biết: Gần lăng mộ của Ramesses VII (người trị vì từ năm 1136 trước Công nguyên đến năm 1129 trước Công nguyên), các nhà khảo cổ còn tìm thấy dấu tích của 40 túp lều nhỏ, có niên đại khoảng 3.300 năm, thực chất là kho chứa công cụ, các nam công nhân dùng để xây dựng lăng mộ.
Hawass cho biết: nhiều phát hiện  được tìm thấy gần lăng mộ của Hatshepsut, một nữ pharaoh, và bao gồm hài cốt của hai xác ướp nữ, cũng như một số bức tượng nhỏ shabti. Người Ai Cập cổ đại thường chôn cất shabtis (shabtis - một loại tượng nhỏ  giống như con người ) cùng với các xác ướp bởi vì họ  tin rằng các tượng này sẽ bảo vệ người đã khuất ở thế giới bên kia. Hai xác ướp nữ này không rõ là ai.
 Những phát hiện trên sẽ giúp các nhà khảo cổ học tìm hiểu thêm về những công nhân đã xây dựng các lăng mộ, và việc phát hiện những ngôi mộ hoàng gia mới có thể vẫn sẽ tiếp tục.
 
Khaled al-Anani, Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập, cho biết tại cuộc họp báo “ Chúng tôi hy vọng rằng một ngày nào đó chúng tôi có thể tìm thấy những ngôi mộ hoàng gia hoặc tư nhân chưa được phát hiện trong thung lũng,. "Việc khai quật dự kiến sẽ mất nhiều năm hơn."


Nguồn tham khảo:
https://www.livescience.com/mummies-discovered-egypt-valley-of-kings.html


Người dịch: Minh Tran
 

Thư viện

- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr
- Dịch giả: Phan Phương Thảo, Phan Hải Linh, Phạm Lê Huy - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2024 - Số trang: 722tr
- Tác giả: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung và TS. Nguyễn Anh Thư - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2020 - Số trang: 312tr
- Tác giả: GS.TS Ngô Đức Thịnh - Nhà xb: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Số trang: 403tr - Khổ: 16 x 24cm
- Tác giả: Nguyễn Xuân Kính - Nhà xb: Khoa học xã hội - Năm xb: 2019 - Số trang: 1022tr
- Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xb: Hà Nội - Năm xb: 2022 - Số trang: 492 tr

Tạp chí


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 8570221
Số người đang online: 43