Top 6 những phát hiện về tiến hóa loài người năm 2018

1)  Người hiện đại di cư: hóa thạch người hiện đại lâu đời nhất được tìm thấy bên ngoài châu Phi
Mỗi người đang sống trên hành tinh ngày nay là một người Homo sapiens và loài của chúng ta đã tiến hóa khoảng 300.000 năm trước ở Châu Phi. Vào tháng 1 năm 2018, một nhóm các nhà khảo cổ học dẫn đầu bởi  Israel Hershkovitz, Đại học Tel Aviv ở Israel đã có phát hiện đáng kinh ngạc tại hang  Misiya nằm trên sườn tây của Núi Carmel ở Israel. Địa điểm này trước đây đã thu được các hiện vật đá lửa có niên đại từ 140.000 đến 250.000 năm trước, và giả định rằng những công cụ này được tạo ra bởi người Neanderthal – những người cư trú ở  Israel vào thời điểm đó. Nhưng  xuất hiện trong cùng  lớp trầm tích chứa các công cụ đá  này là hàm trên của Homo sapiens! Có niên đại cách đây từ 177.000 đến 194.000 năm được xác định niên đại bằng 3 phương pháp khác nhau, phát hiện trên đã đẩy lùi bằng chứng cho sự di cư của con người ra khỏi châu Phi khoảng 40.000 năm. Nó cũng ủng hộ ý kiến cho rằng có nhiều làn sóng người hiện đại di cư ra khỏi châu Phi trong thời gian này, một số trong đó có thể không còn tồn tại để truyền gen của họ cho người hiện đại còn sống ngày nay. Đáng chú ý, xương hàm này được phát hiện bởi một sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Tel Aviv trong cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên của cô vào năm 2002.

2)  Những tiến bộ  của  con người hiện đại: giao thương đường dài, sử dụng màu sắc và các công cụ cổ nhất thời Đá giữa ở Châu Phi
Tại di chỉ tiền sử Olorgesailie ở miền nam Kenya, qua nhiều năm nghiên cứu khí hậu  và khai quật tỉ mỉ bởi một nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi  Rick Potts thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian và Alison Brooks thuộc Đại học George Washington đã phát hiện các bằng chứng, tư liệu  khảo cổ và cổ môi trường để ghi nhận sự thay đổi tập tính của người hiện đại đối phó với sự biến đổi khí hậu. Các hiện vật cho thấy một sự thay đổi từ các công cụ lớn và nặng hơn của Acheulean, được đặc trưng bởi các rìu tay hình giọt nước, đến các công cụ tinh vi và chuyên dụng hơn của thời kỳ đồ Đá giữa (MSA= Middle Stone Age). Các công cụ thời Đá giữa đã có từ 320.000 năm trước, là bằng chứng sớm nhất về kĩ nghệ này ở Châu Phi.
Họ cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy một trong những loại đá sử dụng để chế tác các công cụ thời Đá giữa, Obsidian, được lấy cách đó ít nhất 55 dặm (95 km). Khoảng cách xa như vậy đã khiến các nhóm nghiên cứu kết luận rằng obsidian đã được trao đổi trên các mạng lưới xã hội, vì điều này còn xa hơn nhiều so với các nhóm thợ rèn hiện đại thường giao thương trong một ngày. Tiêu biểu nhất, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy đá đỏ và đen (các sắc tố) được sử dụng làm vật liệu tô màu trong các địa điểm thời Đá giữa, chỉ ra giao tiếp biểu tượng, có thể được sử dụng để duy trì các mạng xã hội này với các nhóm ở xa.
Cuối cùng, tất cả các tiến bộ này diễn ra trong thời gian khí hậu và cảnh quan thay đổi lớn và không thể đoán trước, với một sự thay đổi lớn ở các loài động vật có vú (khoảng 85%). Trước sự không ổn định này, các thành viên ban đầu của loài chúng ta dường như đã đáp ứng bằng cách phát triển cải cách kĩ nghệ, kết nối xã hội lớn hơn và giao tiếp mang tính biểu tượng. Những phát hiện thú vị này đã được công bố trong bộ ba bài báo trong tạp chí Science, tập trung vào niên đại của những phát hiện này; kĩ nghệ đá , sự vận chuyển và sử dụng các đá sắc tố; cũng như những thay đổi trước đó trong môi trường và kĩ nghệ để dự đoán các đặc điểm sau này của các công cụ đá.

3) Người Neanderthal làm nghệ thuật: anh em họ tiến hóa gần gũi của chúng ta thực sự đã tạo ra những bức tranh hang động cổ  nhất
Người Neanderthal thường được tưởng tượng là những người vũ phu nguyên thủy . Nhưng những phát hiện mới, bao gồm một phát hiện năm ngoái tiếp tục định hình lại hình ảnh đó. Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Alistair Pike từ Đại học Southampton đã tìm thấy những bức tranh màu nâu đất màu đỏ - các nét chấm, các hộp, các hình động vật trừu tượng và các dấu tay - sâu bên trong ba hang động Tây Ban Nha. Đây có phải là phần  tuyệt vời nhất? Những bức tranh này có niên đại ít nhất 65.000 năm trước, khoảng 20.000-25.000 năm trước khi Homo sapiens đến châu Âu (Homo sapiens đến châu Âu vào khoảng 40.000 đến 45.000 năm trước)!
 Tuổi của các bức tranh được xác định bằng cách sử dụng niên đại uranium-thorium của lớp cặn màu trắng tạo bởi  canxi cacbonat đã hình thành ở mặt trên của bức tranh bởi nước thấm qua đá. Do kết tủa canxit ở mặt trên các bức tranh, bởi vậy các bức tranh phải có trước kết tủa axit - vì vậy chúng sẽ già hơn tuổi của canxit. Tuổi của những bức tranh cho thấy người Neanderthal đã tạo ra chúng. Người ta thường cho rằng suy nghĩ biểu tượng  (sự thể hiện của thực tế thông qua các khái niệm trừu tượng, ví dụ như nghệ thuật) là một khả năng duy nhất của Homo sapiens. Nhưng chia sẻ khả năng suy nghĩ tượng trưng của chúng ta với người Neanderthal có nghĩa là chúng ta có thể phải vẽ lại các hình ảnh của người Neanderthal trong văn hóa đại chúng: có lẽ họ nên cầm chổi vẽ thay thế.

4) Dấu chân người hiện đại lâu đời nhất ở Bắc Mỹ
Khi chúng ta suy nghĩ về cách chúng ta ghi dấu ấn của mình trên thế giới này, chúng ta thường đánh dấu để lại đằng sau những bức tranh hang động, những kiến trúc, hố lửa cũ và những đồ vật  bị bỏ. Nhưng ngay cả một dấu chân có thể để lại dấu vết của sự chuyển động trong quá khứ! Một phát hiện năm 2018 của nhóm nghiên cứu do Duncan McLaran đứng đầu thuộc Đại học Victoria đã tiết lộ những dấu chân cổ nhất ở Bắc Mỹ!
 29 dấu chân này được tạo ra bởi ít nhất 3 người trên đảo Calvert nhỏ bé của Canada. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng niên đại Carbon-14 của gỗ hóa thạch được tìm thấy cùng với các dấu chân để định niên đại cho những phát hiện này từ 13.000 năm trước. Địa điểm này có thể là điểm dừng chân trên tuyến đường ven biển giai đoạn Pleistocene muộn khi di cư từ châu Á đến châu Mỹ. Vì kích thước nhỏ của chúng, một số dấu chân phải được tạo ra bởi một đứa trẻ -  sẽ mang giày cỡ 7 cho trẻ em ngày nay, nếu chúng đi giày (điều thú vị là bằng chứng trên cho thấy chúng đã đi chân trần). Là con người, bản chất xã hội và chăm sóc rất cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta. Một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu, Jennifer Walkus, đã đề cập đến lý do tại sao dấu chân của đứa trẻ này rất đặc biệt: “ Bởi vì thường thì những đứa trẻ vắng mặt trong ghi nhận hồ sơ khảo cổ. Điều này thực sự làm cho khảo cổ học mang tính cá nhân hơn. Bất kỳ địa điểm nào có dấu chân người được bảo tồn đều khá đặc biệt, vì hiện tại chỉ có vài chục người trên thế giới.

5) Răng trẻ em người Neanderthal tiết lộ thông tin chi tiết cuộc sống hàng ngày của họ
Bằng chứng về trẻ em là rất hiếm trong hồ sơ khảo cổ tiền sử; xương của chúng mỏng manh hơn  hơn xương của người trưởng thành và do đó ít có khả năng sống sót và hóa thạch, và các hiện vật do chúng tạo ra cũng gần như không thể xác định được. Ví dụ, một công cụ bằng đá được tạo ra bởi một đứa trẻ có thể được hiểu là được làm một cách vội vã hoặc bởi một người mới học việc, và các đồ chơi là một phát hiện khá mới. Để phát hiện ra các di cốt này (các di cốt này có lẽ là trẻ em ) rất thú vị đối với các nhà khảo cổ - không chỉ cho cá nhân mà còn cho chúng ta nhận thức mới có thể biết về cách những cá thể đó trưởng thành, chịu đựng.
Theo một nghiên cứu mới do Tiến sĩ Tanya Smith dẫn đầu thuộc đại học Griffith,  Australia. Smith và  và nhóm của cô đã nghiên cứu răng của hai đứa trẻ Neanderthal sống cách đây 250.000 năm ở miền Nam nước Pháp.Họ lấy những phần mỏng của hai chiếc răng và “đọc” các lớp men, các lớp này phát triển theo cách tương tự như vòng sinh trưởng của cây: trong thời gian bị stress, những biến đổi nhẹ xảy ra trong lớp men răng. Hóa học men răng cũng ghi nhận sự biến đổi môi trường dựa trên khí hậu nơi người Neanderthal lớn lên, bởi vì nó phản ánh thành phần hóa học của nước và thức ăn cái mà những đứa trẻ Neanderthal đã ăn và uống. Nhóm nghiên cứu xác định rằng hai đứa trẻ  Neanderthal  bị stress về thể chất trong suốt những tháng mùa đông - chúng dường như trải qua các cơn sốt, thiếu vitamin hoặc bệnh tật thường xuyên hơn trong các mùa lạnh hơn.
 Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy mức độ phơi nhiễm chì cao lặp lại ở cả hai răng của người Neanderthal, mặc dù nguồn chính xác của chì không rõ ràng - có thể là do ăn hoặc uống thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, hoặc hít phải khói từ lửa làm từ vật liệu bị ô nhiễm. Họ cũng phát hiện ra rằng một trong những trẻ em Neanderthal này được sinh ra vào mùa xuân và cai sữa vào mùa thu, và được cho bú cho đến khi nó khoảng 2,5 tuổi, tương đương với độ tuổi trung bình cai sữa trong quần thể người hiện đại phi công nghiệp. (Họ hàng sống gần nhất của chúng ta (tinh tinh và tinh tinh lùn (bonobos) được cho bú lâu hơn chúng ta tới 5 năm.) Những phát hiện như thế này là một dấu hiệu khác cho thấy người Neanderthal giống với Homo sapiens hơn là chúng ta từng nghĩ. Nhà nhân chủng  Kristin Krueger lưu ý rằng những khám phá như thế này đang tạo ra những đường ranh giới giữa ‘chúng và’ chúng ta [trở nên mờ nhạt hơn] mỗi ngày.
 
6 )Phát hiện đầu tiên về sự lai con người cổ đại
Có lẽ đây là câu chuyện đáng bàn nhất năm 2018: một phát hiện mới ở hang Denisova, Siberia đã thêm vào lịch sử phức tạp của người Neanderthal và các loài người cổ đại khác. Trong khi hóa thạch của người Neanderthal đã được biết đến trong gần hai thế kỷ, những người Denisovan là một quần thể thuộc Tông người chỉ mới được phát hiện vào năm 2008 dựa trên giải trình tự bộ gen của họ từ một mảnh xương ngón tay 41.000 năm tuổi từ hang Denisova – hang được cư trú bởi người Neanderthal và những người hiện đại.
Trong khi tất cả các hóa thạch được biết đến của người  Denisovan gần như có thể nằm gọn trong một bàn tay, nhưng lượng thông tin chúng ta có thể nhận được từ A DN của họ là rất lớn! Năm nay, một phát hiện đáng kinh ngạc từ một mảnh xương dài được xác định là của một cô bé 13 tuổi có biệt danh là Denny, sống cách đây khoảng 90.000 năm: cô là con gái của một người mẹ Neanderthal và cha là người Denisovan. Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi  Viviane Slon và Svante Pääbo đến từ Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức,  lần đầu tiên giám định ADN ty thể (mitochondrial DNA ) của cô bé Denny và thấy rằng đó là ADN của người Neanderthal - nhưng đó dường như không phải là toàn bộ câu chuyện di truyền của cô ấy. Sau đó, họ đã giải trình tự gen nhân của cô và so sánh nó với bộ gen của những người Neanderthal và người Denisovans khác từ cùng một hang, và so sánh nó với một người hiện đại không có tổ tiên là người Neanderthal. Họ thấy rằng khoảng 40% các đoạn ADN của Denny đã khớp với bộ gen của người Neanderthal và 40% khác phù hợp với bộ gen của người Denisovan. Sau đó, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng điều này có nghĩa là Denny đã có bộ nhiễm sắc thể mà một nửa nhận từ bố và một nửa nhận từ mẹ, bố mẹ cô  phải là hai loài người sớm khác nhau. Vì ADN ty thể của cô ấy - được thừa hưởng từ mẹ  - là người Neanderthal, nên nhóm có thể nói chắc chắn rằng mẹ cô là người Neanderthal và người cha là Denisovan. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu rất cẩn thận về việc không sử dụng từ "lai " trong bài báo của họ, thay vào đó nói rằng Denny là một thế hệ đầu tiên của sự hỗn huyết  tổ tiên. Họ lưu ý đến bản chất khó hiểu của khái niệm loài sinh học: ý kiến này cho rằng một cách chính để phân biệt loài này với loài khác là các cá thể của các loài khác nhau không thể giao phối và sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, chúng ta thấy sự lai  thường xảy ra trong thế giới tự nhiên, đặc biệt là khi hai quần thể dường như đang ở giai đoạn đầu của việc tách loài - bởi vì sự tách loài là một quá trình thường mất nhiều thời gian.
Rõ ràng từ các bằng chứng di truyền cho thấy các cá thể người Neanderthal và Homo sapiens đôi khi có thể giao phối và sinh con, nhưng không rõ liệu những giao hợp này có bao gồm  những khó khăn khi tạo ra sự mang thai hoặc khó khăn trong quá trình mang thai - và  những cá thể nữ người hiện đại cùng với  những cá thể nam người Neanderthal có thể có những khó khăn đặc biệt để tạo ra các  em bé. Trong khi người Neanderthal đóng góp ADN cho bộ gen của người hiện đại, thì điều ngược lại dường như chưa xảy ra. Bất kể lịch sử phức tạp của việc hỗn huyết các nhóm người đầu tiên khác nhau, Tiến sĩ Skoglund từ Viện nghiên cứu Francis Crick nhấn mạnh những gì mà  nhiều nhà nghiên cứu khác đang nghĩ về khám phá tuyệt vời này đó là  “[Denny có thể] là người hấp dẫn nhất đã có bộ gen được giải trình tự”.
 
 
                         
 
Di cốt Denny được phát hiện ở hang Denisova ở miền Nam Siberia. Ảnh chụp bởi Bence Viola/Viện Nhân chủng tiến hóa Max Planck.

Nguồn: 

https://blogs.plos.org/scicomm/2018/12/11/top-6-human-evolution-discoveries-of-2018/
https://www.nature.com/articles/d41586-018-06004-0

Người dịch: Minh Tran

Thư viện

- Tác giả: George Soulie De Morant - Nxb: Mỹ Thuật - Năm xb: 2023 - Số trang: 381tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đỗ Trường Giang, Đổng Thành Danh, Bá Minh Truyền - Nxb: Thế Giới - Năm xb: 2021 - Số trang: 527tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Viên Như - Nxb: Hồng Đức - Năm xb: 2022 - Số trang: 335tr - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Vũ Huyễn Trang - Nxb: Thế giới - Năm xb: 2022 - Số trang: 266 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Marcel Bernanose - Nxb: Mỹ Thuật -Năm xb: 2023 - Số trang: 238 - Khổ: 16 x 24 cm - Bìa: bìa mềm
- Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier, Nguyễn Minh dịch và chú giải - Nxb: Đại học Sư phạm - Năm xb: 2023 - Số trang: 848 - Khổ: 18.5 x 26.5...
- Tác giả: Trần Minh Nhựt - Nxb: Dân Trí -Năm xb: 2022 - Số trang: 261 - Khổ: 20.5 x 27.5 cm - Bìa: mềm
- Tác giả: Đinh Khắc Thuân - Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội - 2021 - Số trang: 752 tr - Khổ sách: 16x24tr - Hình thức bìa: cứng
- Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường - Nxb: Khoa học xã hội - 2020 - Số trang: 522 tr - Khổ sách: 16x24tr

Tạp chí


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7577520
Số người đang online: 24